Văn bản số 6055/UBND-SYT về việc tiếp tục chuyển trạng thái áp dụng các biện pháp phòng,ĐàNẵngDịchvụănuốngtạichỗđượchoạtđộngtrởlạamazing gút chóp la gì chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng do ông Lê Trung Chinh, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng ký ngày 10/9/2020, nêu rõ:
Kể từ 0 giờ 00 phút ngày 11 tháng 9 năm 2020 cho đến khi có thông báo mới, toàn Thành phố tiếp tục chuyển trạng thái áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo Điều 5 Quy định áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP. Đà Nẵng trong tình hình hiện nay (ban hành kèm theo Quyết định số 3287/QĐ-UBND ngày 04/9/2020 của Chủ tịch UBND thành phố), với các nội dungquy định như sau:
Cho phép các nhà hàng, cửa hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống được hoạt động trở lại nhưng phải có cam kết và thực hiện phòng, chống dịch theo hướng dẫn tại Quyết định số số 2194/QĐ ngày 27/5/2020 và Quyết định số 2225/QĐ ngày 28/5/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19.
Trong đó cần lưu ý đối với người chế biến thức ăn, đồ uống, chủ nhà hàng, chủ quán, người phục vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải đeo khẩu trang, găng tay trong suốt thời gian chế biến, tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, thực phẩm, phục vụ khách hàng; giữ khoảng cách tiếp xúc trực tiếp với khách hàng; bố trí chỗ ngồi cho khách ăn, uống đảm bảo khoảng cách tối thiểu 01 mét; bố trí khu vực và yêu cầu khách hàng rửa tay với xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay trước, sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh; tiến hành vệ sinh, khử khuẩn bề mặt bàn, ghế ngồi ngay sau khi mỗi lượt khách rời đi.
Tuy nhiên, quyết định cũng yêu cầu tiếp tục dừng các hoạt động: lễ hội, nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự, giải đấu thể thao, sự kiện…tập trung quá 30 người tại nơi công cộng, sân vận động và các sự kiện lớn chưa cần thiết. Không tổ chức ăn, uống tập thể (đám hiếu, đám hỷ, tiệc liên hoan, tân gia…) tập trung quá 30 người; khuyến khích người dân tổ chức đơn giản, gọn, không tập trung đông người; Hoạt động của các cơ sở kinh doanh, dịch vụ không thiết yếu tại các khu, điểm vui chơi, giải trí, cơ sở làm đẹp, karaoke, mát-xa, quán bar, vũ trường, rạp phim, các điểm vui chơi, giải trí có thưởng, điểm cung cấp dịch vụ internet công cộng, trò chơi điện tử; Hoạt động thể dục, thể thao, thể hình tại phòng tập gym, yoga, bida; hoạt động bơi lội tại các bể bơi trong nhà, ngoài trời; hoạt động thể thao võ thuật tiếp xúc trực tiếp.
Tiếp tục áp dụng phương án phân chia tần suất đi chợ của người dân theo “Thẻ đi chợ” (3 ngày một lần). Đối với các sự kiện phục vụ mục đích chính trị, kinh tế, xã hội quá 30 người và thực sự cần thiết phải tổ chức thì do cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.