【bóng đá 88.com.vn】Vững tay chèo vì sự nghiệp “trồng người”
Vun bồi tri thức,ữngtaychovsựnghiệptrồngngườbóng đá 88.com.vn chắp cánh ước mơ, niềm tin khát vọng cho các thế hệ học sinh vươn xa, đội ngũ nhà giáo tỉnh nhà thời gian qua đã và đang cống hiến hết sức mình vì sự nghiệp “trồng người” cao quý mà Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng trao trọng trách.
Cô Huỳnh Thị Cẩm Thúy, giáo viên Tổng phụ trách Đội Trường Tiểu học Kim Đồng, luôn tâm huyết với nghề đã chọn.
Những người “lái đò” cần mẫn
Tâm huyết, yêu nghề giáo, cô Huỳnh Thị Cẩm Thúy, giáo viên Tổng phụ trách Đội Trường Tiểu học Kim Đồng, thành phố Vị Thanh, trong 28 năm qua đã luôn vượt khó, vun bồi cho nhiều thế hệ học sinh thân yêu có phẩm chất, năng lực, kỹ năng sống vững vàng. Nhiều em đạt giải chỉ huy đội giỏi toàn quốc, cấp tỉnh, thành phố. Cô Thúy kể: Năm 1994 tốt nghiệp sư phạm ra trường, được phân công về giảng dạy Trường Tiểu học Vị Thủy 3, làm giáo viên chủ nhiệm giảng dạy các lớp, 3 năm sau chuyển về dạy tại Trường Tiểu học thị trấn Vị Thanh 2 nay là Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt, dạy lớp hơn 1 năm, rồi nhận nhiệm vụ làm giáo viên tổng phụ trách đội từ năm 1998. Năm học 2015-2016 về Trường Tiểu học Kim Đồng cho tới nay. Cô Thúy chia sẻ: “Lúc mới làm tổng phụ trách đội, tôi đâu biết đánh trống, sau đó mới được trường cho đi học các khóa bồi dưỡng. Nhờ các phong trào, tập huấn, giao lưu, hội thi hội diễn, tôi được các anh chị đi trước hướng dẫn rất nhiều, từ múa, hát, kỹ năng quản lý đội, đánh trống, biên tập chương trình văn nghệ… chịu khó học hỏi mỗi người một ít, với thấy thương học trò mình yếu kỹ năng nên học nhanh lắm”.
Để có được kỹ năng giỏi và quản lý, xây dựng phong trào đội tốt như hiện nay là cả một quá trình phấn đấu, hết mình của cô Thúy. Tập trung cho hoạt động Đội, gầy dựng phong trào của trường nhiều năm liên tục đạt danh hiệu liên đội xuất sắc, có tiếng vang với các trường bạn như giờ, nhiều lúc không có thời gian cho gia đình. Sáng đi sớm, tối về muộn, khi nhà nhà quay quần bên nhau ăn tối cô mới lọ mọ về. Thứ bảy, chủ nhật cũng đi suốt. Nhất là khi có những hội thi, tập huấn phải đầu tư, tập luyện, xây dựng kịch bản…
Thấy học sinh yếu kỹ năng sống, cô thực hiện phong trào “Đôi bạn cùng tiến”; khi các em rụt rè trong giao tiếp, thiếu ý thức kỷ luật cô thực hiện mô hình “Chúng em kể chuyện Bác Hồ hàng tuần”, học sinh hay bị than phiền vi phạm luật an toàn giao thông nhiều cô đã thử làm sáng kiến “Một số giải pháp để thực hiện tốt chuyên hiệu “An toàn giao thông” năm học 2014-2015 tại liên đội trường, nhờ đó kết thúc năm học 100% học sinh đều đạt và không em nào vi phạm an toàn giao thông, các kỹ năng sống, làm việc nhóm, tự tin trong giao tiếp thay đổi rõ rệt. Nhiều sáng kiến, cách làm mới đã được ứng dụng như: Biện pháp giúp học sinh tiểu học lựa chọn, đọc sách phù hợp, có định hướng và tổ chức thu hoạch đọc sách tại Trường Tiểu học Kim Đồng, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ngoài giờ lên lớp, rèn kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh…
28 năm với nghề, cô Thúy vinh dự nhận 29 bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn THCS Hồ Chí Minh, UBND tỉnh; tại Đại hội thi đua yêu nước ngành giáo dục lần thứ VII do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức năm 2020, cô vinh dự là giáo viên duy nhất của tỉnh được tặng bằng khen điển hình tiên tiến và được tuyên dương vì có thành tích tiêu biểu trong các phong trào thi đua của ngành giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, giáo viên Tổng phụ trách đội xuất sắc khu vực đồng bằng sông Cửu Long…
Yêu thích môi trường giảng dạy thân thiện, gần gũi, chất lượng thầy Phạm Văn Long, Tổ trưởng Tổ Sử - địa, Trường THPT Cái Tắc, huyện Châu Thành A quyết định chọn Hậu Giang là nơi thực hiện niềm đam mê giảng môn địa lý của mình. Thầy Long chia sẻ: “Tôi quê ở Vĩnh Long, nhờ đợt đi kiến tập tại Hậu Giang, thích môi trường sư phạm của tỉnh nên sau khi tốt nghiệp đại học, tôi xin về giảng dạy. Gắn bó 14 năm qua với ngôi trường này, tôi thấy quyết định của mình đã đúng. Tại đây, tôi được đồng nghiệp chia sẻ, hỗ trợ kinh nghiệm giảng dạy, học sinh ham học từ đó tạo cơ hội, động lực để tôi thực hiện đổi mới nhiều phương pháp dạy”. Tăng cường ôn tập, hỗ trợ kỹ năng giúp học sinh lớp 12 trường đậu tốt nghiệp THPT môn địa lý với tỷ lệ cao, trung bình mỗi năm, thầy bồi dưỡng ít nhất 2 học sinh đạt giải cấp tỉnh môn địa, với vai trò tổ trưởng chuyên môn thầy đã định hướng và hỗ trợ các giáo viên trong tổ thực hiện có hiệu quả việc chọn sách và giảng dạy Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Còn rất nhiều những tấm gương nhà giáo tận tụy yêu nghề, chính sự nỗ lực, tâm huyết vì sự nghiệp “trồng người”, thầy cô đã góp thêm vào vườn hoa trí thức tỉnh nhà, những đóa hoa ngát hương.
Vững vàng nâng chất lượng giáo dục
Hơn 18 năm trước, nhắc đến Hậu Giang, nhiều người vẫn còn nhớ đến tỉnh là “vùng trũng” của giáo dục, với hơn 50% phòng học tre lá, tạm bợ, tỷ lệ học sinh bỏ học cao, nhưng hiện nay, nhắc đến Hậu Giang, mọi người đều ấn tượng với nhiều kết quả giáo dục đáng tự hào, điểm sáng trong phong trào nghiên cứu khoa học trong nhà trường, nhiều dự án khoa học chất lượng vươn tầm quốc gia, quốc tế; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia thuộc tốp đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long với gần 83% trường đạt chuẩn từ mầm non đến THPT, học sinh bỏ học thấp, hàng năm tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT và đại học, cao đẳng tăng… Sau 18 năm, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh nhà đã có một bước tiến rất dài. Đó là thành quả từ những tấm lòng của mỗi thầy cô giáo, để nghề cao quý thật sự cao quý.
Thầy Lê Hữu Kỳ Quan, Tổ trưởng Tổ Tin học - công nghệ, Chủ nhiệm câu lạc nghiên cứu khoa học Trường THPT chuyên Vị Thanh, hơn 14 năm qua đã mang nhiều thành tích về cho giáo dục tỉnh nhà. Thầy Quan cho biết: “Giáo viên để không bị “tụt hậu” kiến thức so với thời đại công nghệ 4.0 thì không cách nào khác là phải tự học và đổi mới. Đam mê, thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, linh động đổi mới sáng tạo trong cách dạy là cách tôi tâm huyết và cống hiến hết mình cho nghề giáo đã chọn”. Thầy đã bồi dưỡng và hỗ trợ học sinh mang 2 giải thưởng khoa học quốc tế, hơn 15 giải thưởng quốc gia, trên 60 giải thưởng cấp tỉnh... Năm học 2021-2022, thầy nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, sắp tới đây sẽ vinh dự đại diện tỉnh ra Hà Nội nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh Nhà giáo tiêu biểu năm 2022.
Nếu năm 2004, chỉ có 60-70% giáo viên đạt chuẩn, tỷ lệ trên chuẩn chỉ hơn 15%, thì nay tỷ lệ giáo viên, cán bộ quản lý ở các cấp học đạt chuẩn khá cao. Nhất là cấp THPT 100% cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn, tỷ lệ vượt chuẩn hơn 20,6%; cấp học mầm non, mẫu giáo đạt chuẩn hơn 96,5%, vượt chuẩn hơn 71%, THCS đạt chuẩn hơn 91%, cấp tiểu học hơn 82% theo Luật Giáo dục 2019. 100% cán bộ quản lý được học các lớp quản lý giáo dục, chính trị trung cấp, tăng cường chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ. Năm 2004, cán bộ, giáo viên có trình độ thạc sĩ chỉ có khoảng 6 người mà nay toàn ngành đã 308 người có trình độ thạc sĩ, có 125 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú…
Bà Nguyễn Hoài Thúy Hằng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, khẳng định: “Mỗi thầy cô giáo luôn chủ động, cố gắng, nỗ lực, đã góp phần cho giáo dục Hậu Giang thoát khỏi “vùng trũng”. Đội ngũ nhà giáo chính là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng của đổi mới giáo dục, nâng chất lượng giáo dục toàn diện. Thời gian qua, bản thân mỗi thầy, cô giáo đã luôn vượt khó, yêu nghề, tự học và sáng tạo để vững tay chèo lái “con thuyền tri thức” của lớp lớp thế hệ học trò căng buồm vươn xa”.
Chính những lời giảng đầy nhiệt huyết, sự quan tâm ân cần, hết lòng của mỗi thầy, cô giáo sẽ là hành trang quý giá dìu dắt các thế hệ học sinh ngày càng trưởng thành, có phẩm chất tốt, năng lực giỏi, tự tin vươn xa, mang nguồn tri thức học tập để dựng xây, kiến thiết quê hương Hậu Giang ngày càng tươi đẹp hơn.
Hòa cùng không khí vui tươi, phấn khởi chào mừng 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh nhà nỗ lực, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, cống hiến hết sức mình vì sự nghiệp “trồng người”.
“Thầy, cô giáo không chỉ dạy học sinh kiến thức mà phải dạy các em cách làm người”
Ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, nhấn mạnh: “Tỉnh luôn quan tâm và đầu tư cho giáo dục. Chúng tôi xác định, đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho sự phát triển, cho khát vọng vươn tầm. Người xưa đã có câu “Lương sư hưng quốc”, muốn đào tạo ra những thế hệ tương lai vừa hồng, vừa chuyên cho quê hương, đất nước, là nguyên khí của quốc gia thì bản thân người thầy thật sự phải có tâm với nghề. Thầy, cô giáo không chỉ dạy học sinh kiến thức mà quan trọng là phải dạy các em làm người, có đạo đức, có lòng nhân ái, kỹ năng sống, khơi gợi niềm tin, khát vọng vươn lên làm người có ích cho xã hội. Dù còn nhiều khó khăn, thử thách phía trước nhưng tôi tin tưởng và gửi gắm sự tin yêu vào đội ngũ nhà giáo luôn nêu cao vai trò, tinh thần trách nhiệm, không ngừng trau dồi đạo đức, tác phong, chuyên môn nghiệp vụ, nỗ lực phấn đấu, góp sức vào mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển nhân tài xây dựng và phát triển quê hương, đất nước phồn vinh, hạnh phúc. |
Bài, ảnh: CAO OANH