Nhận Định Bóng Đá

【kết quả trận vn hôm nay】Quảng cáo long lanh, hàng bán thì rởm

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Thể thao   来源:Ngoại Hạng Anh  查看:  评论:0
内容摘要:Quảng cáo long lanh dễ bị lừaĐầu tháng 6/2013, anh Trần Văn Thanh ở Trà Vinh xe kết quả trận vn hôm nay

Quảng cáo long lanh dễ bị lừa

Đầu tháng 6/2013,ảngcáolonglanhhàngbánthìrởkết quả trận vn hôm nay anh Trần Văn Thanh ở Trà Vinh xem thông tin quảng cáo của công ty The Sun trên Itv - một kênh truyền hình tương tác của VTC HD - về chiếc điện thoại Iphone5 chạy hệ điều hành Androi 4.04, RAM 1GB, bộ nhớ trong 16 GB, kết nối được wifi và 3G, kho ứng dụng google play, xem ti vi, phim, nhạc trực tuyến... chỉ với giá 2.399.000 đồng. Sau khi nhận chiếc điện thoại chuyển qua bưu điện, anh Thanh lo ngại về chất lượng chiếc điện thoại nên đã điện thoại đến công ty thì nhận được trả lời của nhân viên là cứ sử dụng, trong vòng 1 tuần có thể đổi lại nếu gặp trục trặc, vì sản phẩm được bảo hành trong 2 năm.

Tuy nhiên, anh Thanh sớm phát hiện ra đây thực chất là chiếc điện thoại Iphone Tàu, không hề có các tính năng như quảng cáo, cho sim vào thì điện thoại bị tắt nguồn, không sử dụng được.

Sau nhiều lần điện thoại về công ty khiếu nại, cứ thấy số điện thoại của anh thì không ai nhấc máy trả lời nữa. Thay số điện thoại khác để gọi, anh Thanh chỉ nhận được sự thoái thác, chuyển trách nhiệm từ người này sang người khác. Tham khảo trên thị trường, anh Thanh mới biết chiếc điện thoại anh đã mua giá chỉ khoảng 400.000-500.000 đồng. Bức xúc, anh Thanh đã gửi khiếu nại lên Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) và chia sẻ thông tin trên mạng, hy vọng không ai bị mắc lừa như mình nữa.

Bán hàng qua truyền hình, quảng cáo, khiếu nại, lừa đảo, người tiêu dùng, quản lý thị trường

Chiếc điện thoại Iphone 5 của anh Trần Văn Thanh và phiếu bảo hành 2 năm

Cũng giống như anh Thanh, nhiều trường hợp người tiêu dùng sau khi đặt mua điện thoại di động được quảng cáo trên truyền hình với đủ mỹ từ chỉ nhận được chiếc điện thoại xây xước vỏ ngoài, linh kiện đi kèm thì không đồng bộ, giấy tờ mua bán, bảo hành thì mập mờ, không đầy đủ thông tin, điện thoại trực tiếp đến công ty thì không nhận được bất cứ sự trợ giúp nào của công ty.

Sau khi mua hàng và chỉ dùng một thời gian ngắn, hầu hết người tiêu dùng đều nhận thấy chất lượng của sản phẩm không đúng như nội dung quảng cáo. Thậm chí, trong một số trường hợp, sản phẩm còn không đảm bảo ngay từ vẻ bề ngoài.

Trên thực tế, đầu tháng 5 vừa qua, Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM đã tiến hành kiểm tra Công ty TNHH Vạn Gia Hảo và phát hiện hàng loạt sai phạm trong kinh doanh các sản phẩm quảng cáo qua truyền hình và bán hàng qua điện thoại. Cụ thể, ngoài các vi phạm về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, vi phạm về dán nhãn phụ khi lưu thông trên thị trường thì đoàn kiểm tra cũng phát hiện ra mức độ “thổi phồng” giữa giá bán với giá nhập khẩu của sản phẩm. Ví dụ như sản phẩm máy massage body Pro nhập khẩu từ Trung Quốc có giá khoảng 8 USD (chưa đến 170.000 đồng). Nhưng sau khi được “thổi phồng” công hiệu qua quảng cáo truyền hình, chiếc máy này được bán với giá gần 2 triệu đồng, chưa kể sản phẩm đã được “khuyến mãi” khủng tới 50%.

Quảng cáo về mình, công ty Happy Shopping - chuyên bán hàng qua truyền hình thông tin về mình là đơn vị bán hàng nhập trực tiếp từ các nhãn hàng tại Anh quốc. Tuy nhiên trong một đợt thanh kiểm tra năm 2011, lực lượng quản lý thị trường TP.HCM phát hiện ngay trong trụ sở công ty hơn 13.000 sản phẩm hàng nhập lậu, gần 600 hàng hóa giả nhãn hiệu, kinh doanh hơn 13.000 sản phẩm không hóa đơn chứng từ gồm mỹ phẩm, đồ dùng nhà bếp, trang sức... Happy Shopping còn nhập khẩu, bán hàng hóa mang nhãn hiệu giả và vi phạm quy định về ghi nhãn hàng nhập. Mức xử phạt hành chính 450 triệu đồng cũng không làm người tiêu dùng bớt bức xúc bởi sự quản lý chất lượng còn lỏng lẻo khiến các công ty tương tự vẫn tung hoành làm mưa gió quảng cáo trên các kênh truyền hình và phương tiện thông tin đại chúng.

Bán hàng qua truyền hình, quảng cáo, khiếu nại, lừa đảo, người tiêu dùng, quản lý thị trường 

Vấn đề càng nguy hiểm hơn khi người tiêu dùng đặt mua các sản phẩm thực phẩm chức năng, mỹ phẩm chăm sóc vì các mặt hàng này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.

Cẩn thận khi giao dịch qua điện thoại

Bắt đầu xuất hiện từ những năm 2005, và nhất là gần đây, bán hàng qua các kênh truyền hình, qua trang mạng, qua điện thoại ngày càng trở nên phổ biến. Ưu điểm là hình thức giao dịch, thanh toán khá thuận tiện, nhanh gọn, nhất là cho giới nhân viên văn phòng muốn tiết kiệm thời gian, nhưng mặt trái của nó là sự biến tướng dưới nhiều hình thức lừa đảo.

Một trong những dấu hiệu rõ ràng của hành vi bán hàng lừa đảo trên truyền hình là nhà cung cấp từ chối hoặc đưa ra lý do hạn chế người tiêu dùng trực tiếp giao dịch với người bán. Người bán chỉ chấp nhận đặt hàng qua điện thoại và hàng sẽ được giao, cũng như thanh toán tại nhà người mua. Đối với các quảng cáo này, mặc dù có thể địa chỉ và số điện thoại của công ty được đăng tải rõ ràng, nhưng phần lớn người tiêu dùng đến các địa chỉ quảng cáo thì công ty không tồn tại và người tiêu dùng rất khó có thể liên hệ với người bán thông qua số điện thoại.

Trước những bức xúc khiếu nại của người mua ngày càng nhiều sau khi mua bán qua truyền hình, Cục Quản lý Cạnh tranh mới đây đã đưa ra những cảnh báo người tiêu dùng nên lựa chọn các kênh truyền hình có uy tín. Với những kênh truyền hình bán hàng trực tiếp thì nhà đài là đơn vị thực hiện quảng cáo và bán hàng, nhưng phần lớn các trường hợp còn lại thì đài truyền hình chỉ là đơn vị cung cấp sóng truyền hình, các doanh nghiệp bên thứ ba mới là người quảng cáo và bán hàng. Chính vì vậy, người tiêu dùng, đặc biệt là các bà nội trợ ở nhà, nên xác định rõ danh tính và địa chỉ của đơn vị bán hàng, tham khảo ý kiến bạn bè hay giá các mặt hàng tương tự trên thị trường trước khi quyết định đặt mua.

Hải Yến/VNN

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap