【wap bong】Trải nghiệm nghệ thuật tồi tệ và nỗ lực đáng trân trọng của nghệ sĩ
Kể chuyện lịch sử hào hùng bằng cải lương
Các nghệ sĩ Đoàn Cải lương truyền thống,ảinghiệmnghệthuậttồitệvànỗlựcđángtrântrọngcủanghệsĩwap bong Nhà hát Cải lương Việt Nam vừa ra mắt vở Mặt trời đêm thế kỷ của cố tác giả Lê Duy Hạnh, NSƯT Ngọc Chi chuyển thể cải lương, NSND Hoàng Quỳnh Mai đạo diễn và NSND Triệu Trung Kiên chỉ đạo nghệ thuật.
Mặt trời đêm thế kỷ ca ngợi công lao của Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ, người đã đưa phong trào Tây Sơn từ cuộc khởi nghĩa nông dân trở thành phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, đồng thời tôn vinh lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm và khát vọng bảo vệ hòa bình của dân tộc Việt Nam.
Những nét đột phá trong tâm hồn, suy tưởng lo âu và day dứt bi thương giữa nghĩa nước tình nhà trong sâu thẳm trái tim của vị tướng cầm quân Quang Trung - Nguyễn Huệ được tác giả và đạo diễn khai thác triệt để và công phu.
Đặc biệt, NSND Hoàng Quỳnh Mai dàn dựng vở diễn với tiết tấu nhanh hơn để phù hợp với khán giả hiện đại. Đạo diễn còn sử dụng tiếng kèn tuồng Bình Định, lời hát ru bài chòi và tiếng trống trận để làm nổi bật âm hưởng Tây Sơn trong vở diễn.
Sân khấu được thiết kế tối giản với duy nhất chiếc ngai vàng bao quanh là vầng mặt trời. Dụng ý của đạo diễn muốn truyền thông điệp về tâm trong sáng của người ngồi ở ngôi vị cao nhất: "Tâm tốt luôn toả ánh dương".
NSND Hoàng Quỳnh Mai cho biết rất thích dựng các kịch bản của tác giả Lê Duy Hạnh vì thấy triết lý về nhân sinh và cuộc đời của ông vẫn còn nguyên giá trị. Tác phẩm phản ánh lòng yêu nước vì dân và tinh thần "xuống đao" không có vùng cấm.
“Dàn dựng vở diễn này, chúng tôi mong khán giả hiểu thêm về một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc, với những nhân vật có thật đã đi vào huyền thoại. Hơn cả, chúng tôi muốn nhấn mạnh sau chiến công ấy, những người anh hùng đã phải chịu biết bao gian khổ, chia ly mất mát trong cuộc sống cá nhân”, NSND Hoàng Quỳnh Mai.
Vở diễn được dàn dựng trong 4 tháng với sự tham gia của các nghệ sĩ: Văn Thuân (Nguyễn Huệ), Văn Tuấn (Nguyễn Nhạc), Trung Tuấn (Nguyễn Lữ), NSƯT Hồng Hạnh (Ngọc Hân), NSƯT Thiên Hoa (Thứ Phi), Tuấn Thanh (Vũ Văn Nhậm), Nguyễn Thủy (Thọ Hương)…
Thánh đường nghệ thuật như nhà kho
Dù là nhà hát hàng đầu về cải lương ở đất Bắc, suốt gần 70 năm, Nhà hát Cải lương Việt Nam vẫn chưa có rạp riêng. Hàng năm, đơn vị này dàn dựng 2-3 vở mới và thường thuê rạp bên ngoài để biểu diễn.
Do thiếu kinh phí, khi dựng vở Mặt trời đêm thế kỷ, các nghệ sĩ biểu diễn tại trụ sở nhà hát ở số 164 Hồng Mai (Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Tòa nhà này, xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ trước, nay đã xuống cấp, không đủ tiêu chuẩn tiếp đón khán giả, lại nằm trên phố nhỏ, giao thông hẹp và thường xuyên ùn tắc.
Nhà hát, nơi các nghệ sĩ coi là thánh đường, nhưng khi bước vào, bất kỳ ai cũng thấy cám cảnh, không gian không khác gì... nhà kho cũ. Thiết bị sân khấu xếp đầy cầu thang bé xíu, cũng là lối lên duy nhất để thưởng thức nghệ thuật.
Bất ngờ hơn, khán phòng chỉ có 140 chỗ ngồi với tường ẩm mốc, quạt trần treo cao, hoạt động không ổn định. Thời tiết nóng nực và không gian chật hẹp cùng mùi hôi cơ thể khiến trải nghiệm cuối tuần của người thưởng thức nghệ thuật thực sự tồi tệ.
Trải nghiệm của khán giả không thấm vào đâu so với sự chịu đựng của nghệ sĩ. Họ phải mặc bộ trang phục nặng tới 8kg, mồ hôi làm trôi lớp trang điểm. Mỗi lần chuyển cảnh, nghệ sĩ phải len lỏi qua hàng ghế khán giả để ra cánh gà, chuẩn bị cho các phân đoạn tiếp theo.
Dù phải làm việc trong không gian nghệ thuật tồi tàn, người xem càng cảm phục nghệ sĩ hơn khi họ vẫn thăng hoa trên sân khấu và cháy hết mình cho vai diễn. Đam mê nghệ thuật và những tràng pháo tay của khán giả mỗi khi nghệ sĩ cất lên câu cải lương dài tiếp thêm sức mạnh giúp họ trụ vững với nghề.
Theo NSND Triệu Trung Kiên, Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam việc không có rạp đã ảnh hưởng đến tính chất chuyên nghiệp cao của đơn vị, gây khó khăn cho hoạt động biểu diễn. Việc đi thuê rạp làm tăng chi phí đêm diễn (30 - 50 triệu đồng/đêm diễn), khó cân đối thu chi, hạn chế tần suất biểu diễn phục vụ khán giả.
"Sân khấu cải lương vốn được coi là nơi lưu giữ hồn cốt dân tộc. Không biết, đam mê của các nghệ sĩ còn kéo dài được bao lâu, nhưng nỗ lực của họ ngày hôm nay thật đáng trân trọng", khán giả Ngọc Cao chia sẻ.
Trích đoạn vở diễn "Mặt trời đêm thế kỷ":
'Ông hoàng cải lương' Minh Vương muốn làm điều đặc biệt bên 'bạn già' Bảo QuốcHay tin NSƯT Bảo Quốc về nước, NSND Minh Vương nói với ông bầu Gia Bảo muốn có một đêm diễn đặc biệt cùng "ông bạn già" và những tài danh cải lương một thời.