【kqbd u19 chau au】Chồng chéo sử dụng đất lâm nghiệp

Cán bộ BQL RPH Bắc Hải Vân kiểm tra,ồngchéosửdụngđấtlâmnghiệkqbd u19 chau au giám sát hiện trạng rừng

Chồng chéo trong cấp GCNQSDĐ

Bà Hồ Thị Nhíp ở thôn 4, xã Bình Tiến (TX. Hương Trà) cho hay, từ những ngày đầu định cư ở xã Hồng Tiến (nay là xã Bình Tiến), gia đình bà đã khai hoang một số diện tích đất lâm nghiệp (tại khu 2, tiểu khu 143). Hơn 15 năm nay, gia đình bà đã sử dụng 1,7 ha trồng rừng keo tràm, hưởng ứng phong trào trồng rừng sản xuất của địa phương.

Theo quy định của Luật Đất đai, diện tích đất rừng của bà Nhíp khai hoang, sử dụng từ trước năm 1993, trong đó 1 ha không có tranh chấp, kiện tụng, đảm bảo các điều kiện nên đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ). Diện tích còn lại cũng đang được gia đình bà Nhíp đề xuất, kiến nghị cấp GCNQSDĐ.

Bà Nhíp chia sẻ, trong khi đang ổn định sản xuất, bà Nhíp bất ngờ nhận thông tin, gia đình bà đang sản xuất “trái phép” trên đất rừng do Ban Quản lý Rừng phòng hộ (BQL RPH) sông Hương quản lý, sử dụng.

Trước thông tin này, gia đình bà Nhíp đã có đơn kiến nghị đến chính quyền địa phương, cơ quan chức năng để có sự can thiệp, giải quyết một cách thỏa đáng, đảm bảo sự công bằng nhằm ổn định sản xuất, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Các hộ ông Trần Văn Tiêu, Vương Quốc Quyền... cùng địa phương cũng lâm vào cảnh tương tự. Gia đình ông Tiêu có 1 ha, trong tổng diện tích 1,3 ha rừng sản xuất (tại khu 2, tiểu khu 143), ông Quyền có 0,5 ha rừng sản xuất (tại khu 2, tiểu khu 143) được cấp GCNQSDĐ theo quy định; nhưng lại vừa được tỉnh quy hoạch, cấp cho BQL RPH sông Hương quản lý, sử dụng.

Ngoài ba hộ trên, tại xã Hồng Tiến còn có 7 hộ khác đang sản xuất trên diện tích rừng được tỉnh quy hoạch, giao cho BQL RPH sông Hương quản lý, sử dụng. Bình quân mỗi hộ trồng rừng keo tràm khoảng 0,6-2,5ha. Hầu hết các diện tích này đều được người dân khai hoang từ trước năm 1993, nhưng với nhiều lý do khác nhau nên không được, hoặc chưa được cấp giấy CNQSDĐ. Các hộ dân đều có chung nguyện vọng được tạo điều kiện cấp quyền sử dụng, tiếp tục sản xuất trên chính đất mình khai hoang.

Tạo điều kiện cho dân sản xuất

Giám đốc BQL RPH sông Hương, ông Nguyễn Ban thông tin, đơn vị đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra, khảo sát và nắm bắt tình hình khai hoang, sử dụng đất lâm nghiệp của các hộ. Thực tế cho thấy, hầu hết các diện tích đều được người dân khai hoang từ trước năm 1993 (trước khi thành lập BQL RPH sông Hương) và sử dụng đến nay. Trong đó, có hơn 5 ha đã được cấp GCNQSDĐ cho các hộ dân trước khi cấp GCNQSDĐ cho đơn vị quản lý năm 2013.

Ông Ban cho rằng, việc chồng chéo trong cấp GCNQSDĐ là do các đơn vị, ban ngành chủ quan chưa có sự phối hợp, liên thông trong quá trình kiểm tra, nắm bắt thông tin, đo đạc diện tích, xử lý các thủ tục theo quy định.

Thực hiện Chỉ thị 65 của UBND tỉnh, BQL RPH sông Hương tiến hành rà soát các diện tích bị lấn chiếm, chồng chéo trong việc cấp GCNQSDĐ để có biện pháp xử lý theo quy định. Hầu hết các diện tích của người dân khai hoang trồng rừng đều không thuộc loại rừng phòng hộ.

Theo ông Nguyễn Ban, với các diện tích đã cấp GCNQSDĐ thì nên cấp hẳn cho người dân được quyền sử dụng, sản xuất; còn với diện tích chồng lấn, được khai hoang từ nhiều năm trước (trước 1993) nhưng chưa được cấp GCNQSDĐ thì nên giao khoán cho người dân sử dụng, quản lý theo Nghị định 168 của Chính phủ (thời hạn giao khoán không quá 25 năm). Tuy nhiên, trong mỗi chu kỳ trồng rừng, người dân phải tuân thủ theo định hướng của BQL RPH sông Hương, như trồng keo, hay trồng cây bản địa... Trước và sau khi khai thác rừng, các hộ phải khai báo với đơn vị. Đây cũng là cơ hội cho người dân có điều kiện sản xuất, đảm bảo phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống; đồng thời, người dân sẽ có trách nhiệm, tích cực tham gia cùng với địa phương, các ban ngành trong công tác QLBVR.

Ông Tống Phước Bình, Trưởng phòng Kỹ thuật-Công ty TNHH NN MTV Lâm nghiệp Tiền Phong thừa nhận, do quá trình cấp GCNQSDĐ năm 2013, thời điểm đó công nghệ đo đạc còn lạc hậu, mức độ chính xác trong đo đạc chưa cao, dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên, việc chồng chéo trong cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp tại đơn vị không phổ biến.

Sau khi có đơn phản ánh của các hộ, công ty đã tổ chức rà soát, nắm tình hình và kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết.

Chi cục đang phối hợp, làm việc với các đơn vị quản lý rừng, chính quyền địa phương và các ban ngành tiếp tục nắm bắt tình hình, thống kê cụ thể các diện tích đang quản lý, sử dụng chồng chéo, chồng lấn. Từ đó, đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đảm bảo công bằng, hợp lý giữa người dân và các tổ chức, đơn vị quản lý rừng.

Nếu là rừng phòng hộ, đặc dụng, rừng cảnh quan thì buộc phải thu hồi giao các đơn vị quản lý, bảo vệ và phát triển phục vụ mục đích bảo vệ môi trường sinh thái, du lịch và các mục đích khác theo quy định của pháp luật. Đối với các loại đất lâm nghiệp, rừng sản xuất thì không nên thu hồi, cần tiếp tục giao cho dân sử dụng, sản xuất nhằm phát triển kinh tế.

Ông Mai Văn Tâm, Trưởng Phòng QLBVR thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh thông tin, tình trạng chồng chéo, chồng lấn trong việc sử dụng đất lâm nghiệp không chỉ diễn ra tại BQL RPH sông Hương, Công ty TNHH NN MTV Lâm nghiệp Tiền Phong mà còn ở BQL RPH sông Bồ và một số đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Bài, ảnh: Hoàng Triều