Empire777

Ảnh minh hoạĐây là chia sẻ của TS. Trần Khắc Tâm, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Sóc Trăng (đại biểu Quốc nhận định giải ý

【nhận định giải ý】Giữ chân lao động trẻ cho vùng nông thôn: DN muốn nhìn thấy chính sách cụ thể

Công nhân

Ảnh minh hoạ

Đây là chia sẻ của TS. Trần Khắc Tâm,ữchânlaođộngtrẻchovùngnôngthônDNmuốnnhìnthấychínhsáchcụthểnhận định giải ý Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Sóc Trăng (đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng) xung quanh vấn đề thu hút đầu tư để tạo việc làm cho người lao động trẻ tại các vùng nông thôn.

PV: Những năm gần đây, xu hướng lao động trẻ nông thôn, đặc biệt là vùng ĐBSCL rời quê đến các thành phố tìm việc làm ngày càng nhiều. Dù đây là xu hướng tất yếu nhưng nó cũng đặt ra những hệ lụy đáng lo ngại cho khu vực nông thôn và cho xã hội. Ông đánh giá thế nào về điều này?

TS. Trần Khắc Tâm: Theo tôi, hiện tượng lao động trẻ, nhất là khu vực ĐBSCL, bỏ quê để lên khu vực động lực kinh tế như là TP.HCM và các tỉnh lân cận để tìm việc làm trước hết là chuyện di cư lao động một cách tự nhiên. Các khu vực công nghiệp, sản xuất, dịch vụ lớn, có hạ tầng đô thị phát triển luôn thu hút lao động từ nông thôn, thậm chí là có dòng lao động di cư từ phía Bắc vào các khu kinh tế động lực này.

Tuy nhiên, như gần đây như báo chí phản ánh thì chúng ta thấy dường như đang có điều gì đó bất thường khiến dòng di cư này trở nên ồ ạt hơn, khiến không ít vùng nông thôn vắng bóng thanh niên, chỉ còn lại người già và trẻ con, thiếu sức lao động sản xuất.

Tôi nghĩ đây là điều cần phải tìm hiểu ngay. Chắc rằng, bất cứ một người nào sinh ra, lớn lên cũng đều muốn gắn bó với quê hương, muốn có điều kiện làm việc tốt, sinh hoạt tốt ngay tại quê hương, việc phải rời đi nơi khác mưu sinh là việc chẳng đặng đừng. Chính vì vậy, chúng ta nghe nhiều đến một mục tiêu mà chúng ta muốn hướng tới, đó là “ly nông bất ly hương”, tức là không làm nông nghiệp nhưng vẫn có công việc tốt ở quê nhà.

Mấy tháng nay, tình trạng xâm nhập mặn xảy ra gay gắt ở miền Tây Nam Bộ, trong đó Sóc Trăng phải hứng chịu hậu quả rất khốc liệt. Tôi cho rằng đây cũng là nguyên nhân trực tiếp khiến nhiều thanh niên phải rời quê đến vùng khác để kiếm sống.

TKT
ĐB Trần Khắc Tâm (Sóc Trăng).

PV: Có ý kiến cho rằng để giải quyết hiện tượng này, các địa phương cần chính sách thu hút đầu tư mạnh mẽ vào vùng nông thôn, để từ đó phát triển công nghiệp địa phương, tạo việc làm cho người lao động trẻ?

TS. Trần Khắc Tâm:Đúng vậy, nhưng để thực hiện được điều này, chẳng hạn như để hình thành một cụm công nghiệp, khu công nghiệp (KCN) thu hút số lượng lớn lực lượng lao động vào làm việc thì không phải là chuyện có thể làm được trong một, hai ngày mà nó liên quan đến cả chính sách vĩ mô cũng như chính sách cụ thể của từng địa phương.

Việc thiếu những KCN, công xưởng lớn, hoạt động hiệu quả ở khu vực nông thôn miền Tây Nam Bộ trước hết là bởi các điều kiện cho hoạt động công nghiệp, dịch vụ khu vực này kém tính cạnh tranh so với miền Đông.

Chúng ta còn thiếu nhiều điều kiện để thúc đẩy công nghiệp, dịch vụ phát triển: quy hoạch còn bất cập, thiếu sự liên kết giữa các địa phương trong khu vực, các cơ sở đào tạo cung cấp nguồn lao động còn ít và chất lượng thấp, chính sách tài chính tín dụng chưa thúc đẩy được sản xuất, thủ tục hành chính còn phiền hà, đội ngũ DN non yếu, hạ tầng giao thông phát triển chậm, chất lượng nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất thấp, đầu ra khó khăn…

PV: Được biết, mới đây Bí Thư tỉnh Sóc Trăng đã phát đi thông điệp sẵn sàng mời gọi DN về Sóc Trăng đầu tư nhà máy để níu chân lao động ở lại với tỉnh, hạn chế các tệ nạn và hệ lụy phát sinh. Là đại diện Hiệp hội DN Sóc Trăng, ông nghĩ gì về thông điệp này?

TS. Nguyễn Khắc Tâm: Tôi ủng hộ quan điểm này của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy. Nhưng DN khó có thể đến và ở lại nếu chỉ nghe lời kêu gọi. Điều họ muốn nhìn thấy là chính sách cụ thể, hành động cụ thể của lãnh đạo tỉnh và cả bộ máy chính quyền các cấp trong tỉnh. Muốn vậy, lãnh đạo phải đồng hành cùng DN, cùng nhau ngồi bàn để tháo gỡ từng khó khăn, nút thắt một.

Ví dụ, hiện nay nhiều DN vẫn khó tiếp cận vay vốn, như vậy thì lãnh đạo cần tìm hiểu xem chính sách tín dụng còn bất cập những gì, cần phải phối hợp với ngân hàng như thế nào để tháo gỡ.

Hoặc là tới đây, khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), cơ hội xuất khẩu các mặt hang nông sản thế mạnh là khá lớn, nhưng thị trường này đòi hỏi chất lượng cao, vậy thì cần có kế hoạch quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu cụ thể, vận động và hướng dẫn bà con nông dân sản xuất, nuôi trồng theo đúng các tiêu chuẩn thế giới thì chúng ta mới có cơ hội bán hàng.

Cuối cùng, tác động khốc liệt của biến đổi khí hậu từ đầu năm đến nay cho chúng ta thấy một điều là dường như biến đổi khí hậu đang tác động nhanh hơn chúng ta tưởng, khiến các kịch bản ứng phó được xây dựng trước đây trở nên lạc hậu, trong đó có những kịch bản, kế hoạch chúng ta chưa kịp thực hiện.

Trước tình hình như vậy, tôi kiến nghị Chính phủ cần chỉ đạo quy hoạch lại toàn bộ vùng sản xuất ĐBSCL, buộc các địa phương trong khu vực phải ngồi lại với nhau để đánh giá tình hình, phân vùng sản xuất cho phù hợp. Đồng thời với quy hoạch là việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực phải thực sự tạo được chuyển biến tích cực. Có như vậy thì chúng ta mới hy vọng quá trình chuyển dịch kinh tế và níu chân người lao động tại quê hương.

PV: Xin cảm ơn ông!

H.Y

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap