Tại hội thảo liên quan đến phát triển hóa đơn điện tử này,ếnnghịnhiềugiảiphápnângcaohiệuquảquảnlýhóađơnđiệntửbang xep hang giai tho nhi ky nhiều ý kiến về gia tăng hiệu quả quản lý thuế và tính tuân thủ của người nộp thuế (NNT) đã được lãnh đạo các cơ quan thuế địa phương phía Nam như Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Bình Định, Vĩnh Long, Đồng Nai… nêu ra như tăng cường công tác tuyên truyền, thanh tra kiểm tra và chủ động phối hợp với cơ quan chức năng; những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai hóa đơn điện tử…
Ông Nguyễn Như Quỳnh - Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách tài chính phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Đỗ Doãn |
Cũng tại hội thảo, nhiều ý kiến đến từ tập đoàn, doanh nghiệp lớn; lãnh đạo các cơ quan chức năng liên quan, các chuyên gia tài chính hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thuế… trong đó đáng chú ý là kiến nghị của chuyên gia Nguyễn Văn Được - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội Tư vấn thuế Việt Nam.
Nội dung trao đổi, thảo luận tại hội thảo giúp nhận diện và phân tích, đánh giá những khó khăn, vướng mắc trong quản lý thuế và tính tuân thủ của NNT trong triển khai hóa đơn điện tử hiện nay như: Một số tình huống phát sinh trong thực tế chưa có hướng dẫn cụ thể (như điều chỉnh, xử lý hóa đơn sai sót; hướng dẫn về hóa đơn điện tử từ máy tính tiền…); hạn chế về tốc độ truy xuất, khai thác và phân quyền khai thác dữ liệu hóa đơn điện tử; khả năng đồng bộ dữ liệu với giai đoạn trước; hạn chế về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của DN và khả năng thích ứng với công nghệ mới… |
Theo ông Được, bên cạnh công tác khen thưởng NNT tuân thủ pháp luật thuế như hiện nay, cần công khai trên các thông tin đại chúng đối với các hành vi, vi phạm pháp luật về thuế điển hình, vừa mang tính răn đe đồng thời tạo hiệu ứng tốt cho công tác phòng ngừa và hạn chế sai phạm của NNT, bởi lẽ NNT nào cũng đều sợ phải chịu các chế tài xử lý vi phạm pháp luật, nên từ đó sẽ tác động tịch cực đến tính tuân thủ pháp luật thông qua các vụ việc điển hình được công khai trên thông tin đại chúng.
‘‘Kế đến là tạo cơ chế và hình thức khen thưởng kịp thời, xứng đáng cho tổ chức, cá nhân tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Đồng thời, cần sửa đổi bổ sung Điều 200 Bộ luật hình sự với hình thức phạt tiền từ 1 - 3 lần số tiền thuế trốn để đảm bảo hình thức xử lý hình sự cao hơn hành chính; bổ sung khung hình phạt phạt tù từ 7 năm đến 15 năm, nhằm nâng cao tính răn đe; bổ sung tại Điều 19 và Điều 390 Bộ luật hình sự 2015 theo hướng quy định phải tố giác tội phạm đối với tội trốn thuế tại Điều 200 Bộ luật Hình sự...’’ - ông Được đề xuất.
Chuyên gia tài chính Nguyễn Văn Được đề xuất tăng mức xử lý hình sự tội trốn thuế. Ảnh: Đỗ Doãn |
Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận và phân tích nhiều về thực trạng quản lý thuế cũng như tính tuân thủ của NNT trong triển khai hóa đơn điện tử ở Việt Nam hiện nay, công tác triển khai hóa đơn điện tử tại một số cơ quan quản lý, doanh nghiệp, tập đoàn…
Đồng thời, làm rõ xu thế, kinh nghiệm về quản lý thuế và tính tuân thủ của người nộp thuế trong triển khai hóa đơn điện tử của một số quốc gia (các nước châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore một số nước Đông Nam Á…), từ đó cho thấy việc triển khai hóa đơn điện tử được xem là xu hướng vận động phù hợp trong thời đại kỹ thuật số, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và đảm bảo dữ liệu được cập nhật, hạn chế tình trạng trốn thuế.
Theo ông Nguyễn Như Quỳnh - Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính), các đại biểu đã đưa ra các kiến nghị, giải pháp phù hợp cho Việt Nam, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế và tính tuân thủ của NNT trong triển khai hóa đơn điện tử.
Cụ thể, Việt Nam cần hoàn thiện các quy định, hướng dẫn liên quan đến hóa đơn điện tử, đặc biệt là đẩy nhanh tiến độ triển khai hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền trên toàn quốc; nâng cấp ứng dụng hóa đơn điện tử đáp ứng việc phân quyền và khai thác dữ liệu hóa đơn điện tử của các cơ quan thuế; tăng cường công tác phân tích rủi ro; đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, tập huấn về hóa đơn điện tử và sử dụng hóa đơn điện tử đúng quy định cho các DN, hộ kinh doanh…
Đại diện Cục Thuế Đồng Nai chia sẻ khó khăn, vướng mắc trong triển khai hóa đơn điện tử. Ảnh: Đỗ Doãn |
‘‘Các nội dung trao đổi, thảo luận của quý vị đại biểu về quản lý thuế và tính tuân thủ của NNT từ triển khai hóa đơn điện tử ở Việt Nam hiện nay, về nhận diện những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân, để từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị, là những vấn đề mà Bộ Tài chính đang rất quan tâm, có ý nghĩa vô cùng thiết thực và hữu ích cho Bộ Tài chính trong việc điều chỉnh, xây dựng chính sách trong thời gian tới’’ - ông Quỳnh nói.
Theo chia sẻ của đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương), ngoại trừ một số tổ chức, DN hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) chuyên nghiệp, có quy mô lớn, chịu sự quản lý trực tiếp của các cơ quan thuế, hầu hết các tổ chức, cá nhân còn lại có thu nhập từ hoạt động giao dịch điện tử chưa tự giác trong việc kê khai và nộp các loại thuế liên quan. Nhà nước đang mất đi một nguồn thu ngân sách đáng kể từ các loại thuế này và khoản thất thu này sẽ ngày một lớn hơn khi các giao dịch TMĐT ngày càng phát triển mạnh. |