La Habana không thể áp dụng “liệu pháp sốc” trong tiến trình chuyển đổi kinh tế. Điều đó có nghĩa là Đảng và Nhà nước Cuba sẽ tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong các hoạt động kinh tế tại hòn đảo này.
Dư luận từng cho rằng sau khi tiếp Tổng thống Mỹ Barack Obama và từng bước “bình thường hoá” quan hệ với nước cựu thù này,ôngdùngampquotliệuphápsốcampquotđểchuyểnđổikinhtếkết quả portland timbers La Habana sẽ giới hạn vai trò của Nhà nước trong các hoạt động kinh tế và mạnh dạn hơn trên con đường cải tổ. Tuy nhiên, Chủ tịch Raul Castro thẳng thắn cho rằng còn quá sớm để nói tới sự “chuyển đổi” mô hình kinh tế Cuba. Theo ông Raul Castro, Cuba sẽ không bao giờ có thể cho phép mình áp dụng chính sách được gọi là "liệu pháp sốc" như các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và kể cả Liên Xô cũ đã làm vì giải pháp này sẽ gây ra quá nhiều thiệt thòi cho các tầng lớp nghèo khó nhất trong xã hội. Mô hình xã hội chủ nghĩa của Cuba sẽ không bao giờ áp dụng những chủ trương đòi tư hữu hoá tài sản Nhà nước, tư hữu hoá các dịch vụ xã hội, như giáo dục, y tế hay an sinh xã hội. Ông cho biết các doanh nghiệp tư nhân được phép hoạt động trong khuôn khổ đã được Nhà nước hoạch định và chỉ đóng vai trò bổ sung cho các sinh hoạt kinh tế chung của toàn quốc.
La Habana đã thông qua một bộ luật đầu tư nước ngoài, cho dù các khoản đầu tư này phải được đặt dưới sự kiểm soắt chặt chẽ của chính quyền Cuba. Từ năm 2011, chính quyền Cuba cũng đã cho phép các thương gia dễ dàng làm ăn hơn. Tuy nhiên, Cuba thận trọng trong việc mở cửa kinh tế. Lãnh đạo tối cao nước này cho biết La Habana chủ trương đổi mới kinh tế, nhưng sẽ không quay lưng lại với “lý tưởng về công bằng và công lý”. Từ việc thiết lập mô hình “chủ nghĩa xã hội bền vững và thịnh vượng” để phù hợp với kế hoạch chiến lược tới năm 2030, các chương trình làm việc của đại hội Đảng lần này chủ yếu xoay quanh trọng tâm là sự kế thừa.
Đại hội năm nay sẽ thông qua một chương trình phát triển kinh tế- xã hội cho giai đoạn 2016-2030. Theo các phương tiện truyền thông chính thức, 21% trên tổng số 313 đường hướng phát triển được thông qua tại Đại hội VI năm 2011 đã được thực hiện và 77% đang trong quá trình thực hiện, 2% đã bị “nằm im” vì nhiều lý do khác nhau. Chủ tịch Castro nói: “Trở ngại lớn nhất mà chúng ta phải đối mặt, đúng như những gì đã dự tính, chính là rào cản về tư tưởng, của tâm lý ngại thay đổi và thiếu niềm tin vào tương lai”. Ông cũng lưu ý rằng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, lệnh cấm vận của Mỹ và hệ thống lưu hành hai đơn vị tiền tệ đang làm chậm lại quá trình thực hiện các đường hướng.
Trong 5 năm tới, Cuba sẽ thực hiện 268 đường hướng về kinh tế-xã hội, trong đó có 31 đường hướng cũ, 193 đường hướng được sửa đổi và 44 đường hướng mới. Ông cũng lưu ý rằng hoạt động đầu tư nước ngoài tại Cuba đã có những thay đổi đáng kể. 5 năm trước, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và sản xuất chiếm 45% tổng vốn đầu tư nước ngoài, song hiện nay đầu tư vào hai lĩnh vực này đã chiếm tới 70% tổng đầu tư nước ngoài.
Mặc dù giới chức cho rằng tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015 của Cuba chỉ đạt 2,8%/năm - quá thấp để vực dậy nền kinh tế - và Chủ tịch Castro cũng thừa nhận mức lương và trợ cấp chưa đủ để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của người dân, song các thay đổi về kinh tế tại quốc gia này nhiều khả năng vẫn sẽ được tiến hành theo nhịp độ “liên tục nhưng không vội vã” tương tự các giai đoạn trước.
Đây là lần đầu tiên các đại biểu tham dự đại hội tranh luận về định nghĩa các mô hình kinh tế và xã hội định hướng xã hội chủ nghĩa của Cuba. 8 phiên bản của mô hình này đã được lãnh đạo Đảng nghiên cứu và phân tích cụ thể trước khi lựa chọn để trình Quốc hội. Nhiều người kỳ vọng kế hoạch phát triển chiến lược tới năm 2030 sẽ được hoàn tất trong thời gian diễn ra đại hội song Chủ tịch Castro cho biết kế hoạch cũng như mô hình phát triển tới năm 2030 sẽ cùng được đưa ra tranh luận rộng rãi và lấy ý kiến dân chúng sau khi đại hội kết thúc và sau đó sẽ đệ trình Quốc hội xem xét thông qua.