【bxh spain segunda division】Luật Quản lý thuế sửa đổi: Đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại, phù hợp với nền kinh tế số

Tiếp nhận thủ tục hành chính tại bộ phận “một cửa” Cục Thuế Hà Nội. Ảnh: NM

Tiếp nhận thủ tục hành chính tại bộ phận “một cửa” Cục Thuế Hà Nội. Ảnh: NM

PV: Luật Quản lý thuế sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua,ậtQuảnlýthuếsửađổiĐápứngyêucầuquảnlýthuếhiệnđạiphùhợpvớinềnkinhtếsốbxh spain segunda division trong đó tại Điều 27 của luật quy định ngân hàng thương mại phải phối hợp với cơ quan thuế trong việc thu thuế, cụ thể là khấu trừ, thực hiện thay nghĩa vụ thuế của tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động TMĐT có phát sinh thu nhập tại Việt Nam. Ông đánh giá như thế nào về quy định này?

- Ông Nguyễn Đức Nghĩa: Như chúng ta đều biết, thuế là khoản điều tiết của Nhà nước áp dụng cho mọi đối tượng trong xã hội có kinh doanh, có thu nhập.

Việc thu đúng, thu đủ, thu hợp lý, công bằng các sắc thuế là nhiệm vụ quan trọng của hệ thống thu ngân sách, từ trung ương đến địa phương và là trách nhiệm của tất cả các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Để thu đúng, đủ thuế thì cơ quan quản lý thuế chắc chắn phải cần sự hợp tác, hỗ trợ về thông tin của các bộ, ngành, đặc biệt là các ngân hàng thương mại, nơi quản lý dòng tiền luân chuyển của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

Ông Nguyễn Đức Nghĩa
Ông Nguyễn Đức Nghĩa


Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động TMĐT có phát sinh thu nhập tại Việt Nam, việc thu thuế vẫn gặp nhiều khó khăn. Cơ quan thuế cần nghiên cứu kỹ trước khi yêu cầu ngân hàng thương mại khấu trừ, thực hiện thay nghĩa vụ thuế, để tránh việc xung đột giữa pháp luật Việt Nam với các hiệp định và pháp luật quốc tế khác mà Việt Nam thừa nhận hoặc tham gia.

PV: Để quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, bán hàng qua mạng (Facebook, Zalo, YouTube...), Luật Quản lý thuế sửa đổi cũng yêu cầu ngân hàng thương mại phải cung cấp thông tin về số hiệu tài khoản theo mã số thuế của người nộp thuế khi mở tài khoản. Quy định này có phù hợp đối với nền kinh tế số hiện nay, thưa ông?

- Ông Nguyễn Đức Nghĩa: Hoạt động TMĐT thông qua hình thức bán hàng qua mạng xã hội như Facebook, Zalo, YouTube... đang phát triển mạnh mẽ. Đây là phương thức kinh doanh mới đòi hỏi phải có phương thức mới để quản lý thuế hiệu quả.

Với vai trò là đơn vị hỗ trợ quản lý thuế, ngân hàng thương mại cung cấp thông tin về số hiệu tài khoản theo mã số thuế của người nộp thuế khi mở tài khoản là việc làm phù hợp. Tuy nhiên cơ quan thuế cần giới hạn số lượng thông tin yêu cầu để giảm khối lượng công việc cho ngân hàng thương mại và đảm bảo yêu cầu bí mật thông tin của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.

Hiện nay, các tổ chức, cá nhân sử dụng mạng xã hội để cung cấp hàng hóa, dịch vụ và thu tiền. Do đó, pháp luật thuế cần xây dựng chi tiết áp dụng cho từng trường hợp, đảm bảo thu nộp đúng, đủ thuế, đồng thời có tác dụng hỗ trợ nền kinh tế số thời kỳ 4.0.

PV: Luật Quản lý thuế sửa đổi cũng quy định hẳn một chương (Chương X) về áp dụng hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử. Nhiều ý kiến cho rằng, quy định này đã góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý để quản lý thuế đối với TMĐT. Ông có nghĩ như thế nào về nhận định này?

- Ông Nguyễn Đức Nghĩa: Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, cũng cần hiện đại hóa công tác quản lý thuế để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Đây là quan điểm tiến bộ và hoàn toàn đúng đắn của Luật Quản lý thuế sửa đổi lần này. Đối với cộng đồng doanh nghiệp, vấn đề cần quan tâm trong việc áp dụng hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử là sự an toàn và bảo mật thông tin.

Trước hết, cộng đồng doanh nghiệp cần sự đảm bảo của cơ quan thuế về khả năng hoạt động liên tục, không bị gián đoạn của các giải pháp điện tử hóa quy trình thủ tục. Muốn vậy, các nhà cung cấp phải có dung lượng máy chủ và máy dự phòng đủ lớn để xử lý các trường hợp bất trắc. Cơ quan thuế phải có hệ thống máy chủ quốc gia đủ để xử lý tất cả các hóa đơn của doanh nghiệp, đảm bảo lưu trữ dữ liệu lâu dài và lưu trữ theo quy định của pháp luật kế toán.

Sau cùng, các nhà cung cấp phải xây dựng hệ thống bảo mật chặt chẽ để thông tin doanh nghiệp không bị thất thoát ra bên ngoài. Muốn vậy, nhà cung cấp cần có vốn ký quỹ đủ lớn để có đủ khả năng đền bù thiệt hại theo phán quyết của tòa án.

PV: Ngoài những quy định trong Luật Quản lý thuế sửa đổi, theo ông cần có những giải pháp gì để quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT hiện nay?

- Ông Nguyễn Đức Nghĩa: TMĐT là phương thức thương mại hoàn toàn mới trong sự phát triển xã hội. Các đặc điểm, phạm vi hoạt động, cách thực điều hành hoàn toàn khác so với các phương thức kinh doanh truyền thống trước đây. Do vậy, để quản lý thuế, chúng ta cần có sự nghiên cứu sâu sắc, cụ thể các đặc điểm thương mại để có các chiến lược quản lý có hiệu quả.

Về kỹ thuật, TMĐT sử dụng công nghệ mới phục vụ kinh doanh, do đó cơ quan nhà nước cũng cần quản lý bằng công nghệ. Tức là cần xây dựng nền tảng dữ liệu công nghệ (big data), xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao và quan trọng nhất là tạo lập hệ thống nhân sự quản lý thuế hiểu biết về công nghệ, để có thể sử dụng nền tảng công nghệ sẵn có và có đủ khả năng ngăn chặn sự ẩn lậu thuế bằng công nghệ cao.

Về pháp luật, TMĐT liên quan đến nhiều đối tượng trong xã hội. Tuy nhiên, quản lý thuế nên dõi theo dòng tiền mà không nhất thiết phải xác định theo hành vi mua và bán. Hiện nay, dòng tiền TMĐT bao gồm 2 loại hành vi trái ngược: Một là, khi các tổ chức, cá nhân sử dụng mạng xã hội để cung cấp hàng hóa, dịch vụ và thu tiền. Hai là, khi các tổ chức, cá nhân sử dụng mạng xã hội chi tiền để quảng cáo trên các mạng xã hội. Do đó, pháp luật thuế cần xây dựng chi tiết áp dụng cho từng trường hợp cụ thể.

Về hợp tác quốc tế, đây là việc mà các quốc gia cần phải thực hiện trong nền kinh tế toàn cầu hóa như hiện nay. Việc tham gia các hiệp định thương mại quốc tế, hay hợp tác với các quốc gia thuộc OECD (Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế) là rất cần thiết cho công tác quản lý thuế của các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, muốn tham gia hợp tác quốc tế có hiệu quả, bên cạnh xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, cơ quan thuế cần xây dựng lực lượng quản lý thuế quốc tế đủ mạnh, đủ kiến thức để đấu tranh với các hành vi trốn thuế, chuyển giá… Chúng tôi cho rằng, cơ quan điều tra thuế độc lập là chế định cần thiết nhằm đấu tranh với các hành vi trốn thuế, ẩn lậu thuế có tính chất quốc tế như hiện nay.

PV: Xin cảm ơn ông!

Nhật Minh (thực hiện)