【vdqg na uy】An cư trên đất rừng
Không còn là những khu dân cư heo hút ngày nào, giờ đây đời sống người dân trên đất rừng U Minh Hạ đã thay đổi. Sự đổi thay ấy bắt nguồn từ các chính sách của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực vươn lên của bà con nơi đây.
Không còn là những khu dân cư heo hút ngày nào, giờ đây đời sống người dân trên đất rừng U Minh Hạ đã thay đổi. Sự đổi thay ấy bắt nguồn từ các chính sách của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực vươn lên của bà con nơi đây.
Gần 20 năm gắn bó với đất rừng, ông Trần Hữu Ðạo, ở ấp 13, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh trải qua biết bao khó khăn, thử thách. Thuở ông cũng như hàng ngàn người khác vừa bước chân đến đất rừng U Minh Hạ này, xuất phát điểm chỉ là con số không. Nhưng chính từ sự quyết tâm và yêu mến đất rừng, ông đã tạo dựng được cuộc sống ổn định như ngày hôm nay.
Dùng cơ giới lên liếp trồng rừng thâm canh ở U Minh. Ảnh: KHƯƠNG LINH |
Ông Trần Hữu Ðạo nhớ lại, năm 1990 ông đến nhận đất, nhận rừng theo Quyết định 181 của Thủ tướng Chính phủ. Chính sự cần cù, chịu khó, ông đã biến khu đất rừng toàn tràm và năng sậy, lại bị nhiễm phèn nặng trở thành vùng đất màu mỡ chỉ sau vài năm canh tác. Qua gần 10 năm chăm sóc, năm 2014, ông tiến hành khai thác 4 ha tràm. Sau khi ăn chia với đơn vị chủ quản và chi phí, ông còn thu nhập hơn 100 triệu đồng.
Ði dọc theo những tuyến dân cư trên lâm phần thuộc các xã: Nguyễn Phích, Khánh Lâm, Khánh Thuận, huyện U Minh giờ đây không khó để bắt gặp những ngôi nhà được xây dựng kiên cố, khang trang trị giá hàng trăm triệu đồng nằm xen dưới những tán rừng tràm. Ðây là thành quả của những tháng ngày lao động cật lực của người dân đã được bù đắp sau nhiều đợt khai thác tràm. Ông Chiêm Văn Lâm, ở ấp 14, xã Nguyễn Phích, chia sẻ, ông đến đất rừng U Minh lập nghiệp từ năm 1992, để có thể trụ vững trên vùng đất vốn được xem là vô cùng khó khăn này, gia đình ông khá vất vả để cải tạo, khai thác và thử nghiệm nhiều loại cây trồng để tạo ra nguồn thu nhập.
Thay vì chờ đợi cây tràm đến chu kỳ khai thác hơn 10 năm, ông thực hiện phương châm lấy ngắn nuôi dài, trồng trọt, chăn nuôi để có thu nhập hằng năm lo cho cuộc sống. Năm 2014, gia đình ông khai thác 4 ha tràm, từ khoản thu nhập có được sau khi trừ chi phí, cùng với nguồn thu nhập từ con cá đồng, mật ong và một số loại cây trồng khác, ông xây dựng được căn nhà khang trang trị giá hàng trăm triệu đồng.
Ấp 14, xã Nguyễn Phích có diện tích tự nhiên 2.074 ha, với 126 hộ dân cư sinh sống. Ấp hiện có con lộ xuyên qua khu dân cư, điện lưới quốc gia được kéo về, tạo thêm động lực cho bà con hăng say lao động sản xuất, tạo ra nguồn thu nhập ổn định. Trong số 126 hộ dân thì có 110 hộ có mức sống trung bình và khá giàu.
Ông Trần Việt Hồng, Bí thư Chi bộ ấp 14, xã Nguyễn Phích, cho hay, nhờ thay đổi phương thức sản xuất, bố trí lại khu dân cư nên đời sống của người dân có sự chuyển biến rõ rệt. Trong đó, mô hình trồng rừng thâm canh đã mở ra hướng đi mới cho người dân, với mô hình này không chỉ rút ngắn thời gian khai thác tràm mà còn cho sản lượng gỗ khá cao. Nếu như trước đây chu kỳ khai thác từ 10-12 năm thì giờ đây rút ngắn còn khoảng 7-8 năm, doanh thu từ 80-100 triệu đồng/ha.
Cây keo lai dù còn khá mới mẻ đối với vùng đất U Minh, tuy nhiên qua một thời gian trồng thử nghiệm đã cho thấy đây là loại cây khá thích nghi bởi tốc độ sinh trưởng nhanh, chu kỳ khai thác ngắn mà doanh thu cũng khá cao so với cây tràm bản địa, chỉ sau 5 năm trồng thử nghiệm, có hộ thu nhập từ 180-200 triệu đồng/ha. Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ là đơn vị đi tiên phong trong việc thí điểm áp dụng các mô hình mới, trong đó trồng cây keo lai đã mang lại hiệu quả cao cho công ty. Ông Trần Văn Hiếu, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ, cho biết, 1 ha cây keo lai chi phí bỏ ra để cải tạo, lên liếp, cây giống khoảng 40 triệu đồng, sau 5 năm chăm sóc, doanh thu cao gấp 2 lần so với cây tràm. Từ đặc tính dễ trồng và đem lại hiệu quả kinh tế lớn, giai đoạn từ nay đến năm 2020 công ty sẽ quy hoạch trồng cây keo lai trên diện tích khoảng 5.000 ha, chủ yếu trồng tập trung ở những khu đất gò cao và theo hệ thống bờ bao trên lâm phần.
Ðể chủ động trong công tác trồng rừng, hiện nay Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ đang sản xuất tại chỗ giống tràm và keo lai. Ngoài đáp ứng đủ nhu cầu trồng rừng của đơn vị, công ty còn cung cấp ra thị trường hàng chục ngàn cây giống/năm.
Theo ước tính, tỷ lệ tăng trưởng của cây keo lai từ 30-40 m3/ha/năm, cây tràm từ 15-20 m3/ha/năm, nếu được quy hoạch hợp lý, trên cơ sở khoa học thì 2 loại cây trồng này sẽ hỗ trợ cho nhau nâng cao giá trị kinh tế cho đất rừng U Minh Hạ./.
Khánh Toàn