【kqbd na uy】Gỡ khó cho phụ nữ hồi hương
Hôn nhân tan vỡ,ỡkhchophụnữhồihươkqbd na uy cuộc sống nơi đất khách không được như ý, khiến nhiều phụ nữ kết hôn với người nước ngoài phải hồi hương. Trở về quê, nhiều chị lại gặp khó khăn trong việc hòa nhập, đặc biệt là các vấn đề pháp lý về hộ tịch.
Cán bộ Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực tư vấn cho một trường hợp phụ nữ kết hôn với người nước ngoài trở về nước sinh sống tại phường III.
Tính đến tháng 3-2022, toàn tỉnh có 21.569 trường hợp phụ nữ kết hôn với người nước ngoài, trong số này có 1.144 trường hợp trở về nước sinh sống (do ly hôn). Nguyên nhân ly hôn có nhiều, như bất đồng ngôn ngữ, khác biệt về văn hóa, truyền thống, phong tục tập quán, quan điểm về bình đẳng giới; nhiều trường hợp bị chồng hoặc gia đình chồng ngược đãi dẫn đến phải trốn về nước...
Tại huyện Vị Thủy, bà Nguyễn Thị Kim Loan, Trưởng phòng Tư pháp, cho biết, toàn huyện có 5.362 trường hợp chị em kết hôn với người nước ngoài, trong số này khoảng 200 trường hợp đã ly hôn và đưa con về địa phương. Đa số chị em kết hôn thông qua mai mối; một số trường hợp sau khi kết hôn ở nước ngoài không làm thủ tục ghi chú kết hôn tại Việt Nam, dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý hộ tịch.
Cách đây 6 năm, chị X., ngụ xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, kết hôn với người chồng Hàn Quốc thông qua mai mối và theo chồng sang bên ấy sinh sống. Những tưởng “bến trong” nhưng khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa cùng với tính gia trưởng của chồng đã khiến cuộc hôn nhân này rơi vào ngõ cụt, đến năm 2020, chị trở về Việt Nam.
Hiện chị X. đã lập gia đình và sinh được một con. Song do chưa hoàn tất thủ tục ly hôn với chồng Hàn Quốc nên chị không thể đăng ký kết hôn với chồng hiện tại và giấy khai sinh cho con vẫn chưa ghi được tên cha ruột.
Tương tự, chị C., ngụ phường III, thành phố Vị Thanh, kết hôn với chồng quốc tịch Malaysia năm 2017, đến năm 2019 hai người có nhau một bé gái. Do cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, năm 2021, chị cùng con trở về nước sinh sống. Hiện cháu L., con chị C., mang quốc tịch Malaysia nên việc học, đăng ký bảo hiểm gặp rất nhiều khó khăn.
Chị C. chia sẻ: “Tôi chỉ muốn con bé được đi học như bạn bè đồng trang lứa, tuy nhiên do bé có quốc tịch nước ngoài khiến gia đình không biết phải làm thế nào. Hoàn cảnh gia đình giờ quá khó, không thể đi lại nhiều lần để làm các thủ tục”.
Là cơ quan quản lý nhà nước về hộ tịch, theo Sở Tư pháp, thời gian qua đơn vị đã có hỗ trợ, hướng dẫn đối với nhiều trường hợp phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài trở về nước sinh sống. Cụ thể như với trường hợp phụ nữ kết hôn với người nước ngoài nhưng chưa nhập quốc tịch thì công an vẫn cấp hộ khẩu, căn cước công dân khi họ yêu cầu. Đối với trường hợp phụ nữ kết hôn với người nước ngoài đã có quốc tịch nước ngoài, cơ quan chức năng sẽ cấp cho họ thẻ tạm trú và nếu họ muốn trở lại quốc tịch Việt Nam, Sở Tư pháp sẽ hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ tham mưu UBND tỉnh gửi Bộ Tư pháp trình Chủ tịch nước theo đúng quy định của pháp luật về quốc tịch.
Bên cạnh chủ động như trên, sở cũng đề xuất Bộ Tư pháp cần ban hành văn bản hướng dẫn giải quyết một số thủ tục hộ tịch liên quan đến phụ nữ lấy chồng nước ngoài hồi hương và việc đăng ký hộ tịch cho con lai giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài.
Theo ông Nhâm Ngọc Hiển, Phó Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Bộ Tư pháp, những trường hợp phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài, đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, do cuộc sống khó khăn, trở về nước mà chưa thực hiện thủ tục ly hôn thì địa phương cần hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc ly hôn tại Việt Nam. Tỉnh cũng phải tăng cường quản lý chặt chẽ hơn về công tác xuất cảnh, nhập cảnh trong kết hôn có yếu tố nước ngoài, vì hiện nhiều người kết hôn với người nước ngoài không qua Sở Tư pháp đăng ký nhưng vẫn kết hôn và xuất cảnh dễ dàng dẫn đến những khó khăn pháp lý về sau.
Bài, ảnh: Đ.BẢO