Sau một thời gian triển khai nhiều biện pháp như ký cam kết “Đổi mới phong cách,ềmtinkhôngtựdưngmàcógiải vô địch new south wales úc thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”, cam kết giảm tải, chống nằm ghép, tăng cường chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, cải cách thủ tục hành chính,... hình ảnh của ngành y tế có được cải thiện? Câu chuyện bệnh viện đa khoa tỉnh (chỉ sau hai tháng trở thành cơ sở 2 Bệnh viện Trung ương Huế) đã gần như kín giường nói lên điều gì?
Khám, điều trị mắt tại Cơ sở 2 Bệnh viện Trung ương Huế. Ảnh: Minh Văn
Mất niềm tin
Chị H. (một người mẹ đơn thân và là giáo viên một trường THPT gần về hưu) thường xuyên đi khám tại bệnh viện G. là nơi đăng ký khám chữa bệnh (KCB) ban đầu do đau bụng, chán ăn, người mệt mỏi, xanh xao. Lần nào chị cũng được khám và cho làm các xét nghiệm với chẩn đoán suy nhược cơ thể. Thấy uống thuốc mãi không đỡ, chị “vượt tuyến” vào một bệnh viện lớn khám thì rụng rời tay chân khi nghe bác sĩ chẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn cuối, để muộn quá không còn khả năng chữa khỏi, thậm chí không thể điều trị được do sức khỏe đã quá yếu! Trong đám tang, mẹ chị nghẹn ngào phân trần với những đồng nghiệp đến viếng chị: «Nó lo lắng cho bệnh, cứ đi khám suốt chứ có phải bỏ liều đâu!»
“Vượt tuyến” chính là hành động biểu thị sự “mất niềm tin” của bệnh nhân vào các tuyến y tế cơ sở. Nguyên nhân rất nhiều: tìm không ra bệnh, chữa mãi không khỏi, bệnh nặng hơn, mổ nhầm, nhân viên y tế tắc trách... Nhiều bệnh nhân cho biết lên tuyến Trung ương tốn kém nhiều hơn, vất vả hơn nhưng bù lại khá yên tâm, bệnh chóng lành. Một nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách y tế (Bộ Y tế) cho biết, có tới hơn một nửa số bệnh nhân mắc các bệnh điều trị được tại tuyến huyện và hơn 1/3 bệnh nhân mắc bệnh tuyến tỉnh điều trị được đã lên khám chữa tại các bệnh viện tuyến Trung ương.
Cần một quá trình
Trước tiên là người dân chưa thực sự tin tưởng vào trình độ chuyên môn của y tế cơ sở. Câu chuyện bệnh viện đa khoa tỉnh Thừa Thiên Huế có lẽ là ví dụ sinh động nhất. Vẫn từng ấy cơ sở hạ tầng, trang thiết bị (rất hiện đại nhưng rất ít bệnh nhân) từ khi trở thành Cơ sở 2 của Bệnh viện Trung ương Huế, được tăng cường đội ngũ cán bộ y tế có chuyên môn cao, bệnh viện đã thu hút một số lượng lớn bệnh nhân nhanh đến khó tin, gấp hơn 4 lần chỉ trong vòng 2 tháng! Hiện nay, nhiều bệnh viện tuyến tỉnh đã thực hiện tốt các kỹ thuật khó như can thiệp tim mạch, xạ trị ung thư, mổ tim, mổ chấn thương sọ não, mổ nội soi... Đề án 1816 trước đây và nay là đề án bệnh viện vệ tinh tăng cường chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới đang dần phát huy hiệu quả, giúp kéo giảm tỷ lệ chuyển tuyến gần 40%. Khảo sát thực tế cho thấy, bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện nào quyết liệt trong triển khai đề án, đầu tư mạnh về con người và trang thiết bị với sự quan tâm hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương thì tình trạng vượt tuyến của các bệnh viện đó được cải thiện rõ rệt.
Thứ hai là thay đổi thái độ phục vụ. Lãnh đạo ngành y tế cũng thừa nhận, thái độ phục vụ bệnh nhân của một bộ phận nhân viên y tế chưa tốt: hỏi không thưa, trả lời cộc lốc, mắng mỏ người bệnh, người nhà, vô cảm... Hiện tượng này xảy ra ở tất cả các tuyến, thậm chí trầm trọng hơn hẳn ở tuyến cao nhất! Tâm lý người dân hiện nay muốn đến khám và điều trị tại những cơ sở y tế chất lượng phục vụ tốt, thân thiện, biết tôn trọng người bệnh cho dù phải chi trả cao hơn. Mỗi ngày có hàng trăm bệnh nhân từ các tỉnh miền Trung đổ về khám tại Bệnh viện Quốc tế Trung ương Huế là một minh chứng về khả năng thu hút bệnh nhân dựa vào chất lượng dịch vụ.
Thứ ba là một môi trường bệnh viện không đạt những tiêu chuẩn cần thiết về tính an toàn, sạch sẽ và thân thiện. Không khó để dẫn chứng những bệnh viện ở tất cả các tuyến của Việt Nam: cảnh chen lấn lộn xộn, nhếch nhác (nhếch nhác như... bệnh viện); thủ tục hành chính rườm rà; bệnh nhân nằm ghép ba ghép tư, nằm... gầm giường; nhà vệ sinh bốc mùi xú uế, lênh láng nước, v.v... và v.v... Sự thiếu thốn về cơ sở hạ tầng không chỉ dẫn đến vấn nạn quá tải tại các bệnh viện lớn, mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy, đặc biệt trong vấn đề kiểm soát nhiễm khuẩn, vệ sinh môi trường. Đi bệnh viện chữa bệnh, lại rước thêm bệnh vào thân.
Suy cho cùng, niềm tin nơi người bệnh không tự dưng mà có. Đó là cả một quá trình xây dựng và hoàn thiện lâu dài, đòi hỏi nỗ lực lớn của từng cá nhân và cả cộng đồng. Và điều quan trọng là nỗ lực tạo niềm tin không chỉ thông qua những chiến dịch được phát động rầm rộ, những câu khẩu hiệu “rất kêu”... mà tất cả phải được lượng hóa, “chấm điểm”. Nhiều năm qua, Bộ Y tế xây dựng và triển khai thí điểm Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện, dựa trên những chuẩn mực quản trị cơ bản của các tổ chức quốc tế. Hàng năm, Bộ có một đợt tổng kiểm tra và đánh giá, và đến cuối năm 2016 này Bộ trưởng đã ký quyết định (số 6858/QĐ-BYT ngày 18/11/2016) áp dụng “chính thức” Bộ Tiêu chí chất lượng bệnh viện, vẫn giữ 83 tiêu chí nhưng có một số điểm mới, trong đó điểm nổi bật là không chỉ người bệnh mà cả nhân viên y tế cũng là trung tâm của sự đánh giá. Chỉ với từng ấy tiêu chí nhưng nhiều bệnh viện công tại Việt Nam than phiền các tiêu chuẩn Bộ đưa ra là “trên trời”, quá sức với thực tiễn. Trong lúc Bộ và các bệnh viện công đều đang giằng co “cái lý” của mình thì cũng ngay tại Việt Nam một số bệnh viện ngoài công lập đã chủ động xây dựng chất lượng bệnh viện theo những tiêu chuẩn thậm chí còn ngặt nghèo hơn và đã được các tổ chức quốc tế công nhận. Chẳng hạn, bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Hà Nội và bệnh viện FV TP. Hồ Chí Minh đã đạt chứng chỉ JCI (Joint Commission International), bộ tiêu chuẩn cao nhất trong lĩnh vực thẩm định chất lượng y tế đang được thế giới áp dụng với 360 tiêu chuẩn và hơn 1.200 tiêu chí đo lường. Với các chuẩn so sánh quốc tế chi tiết và toàn diện, JCI là sự bảo chứng cho chất lượng dịch vụ y tế trên phạm vi toàn cầu...
Nhiều người chậc lưỡi, ai lại đi so với những bệnh viện tuyến... quốc tế ấy làm gì! Với đa số người Việt Nam mình, thôi hãy từ từ, từng bước đi tìm kiếm niềm tin ở những bệnh viện tuyến xã, tuyến huyện, tuyến tỉnh rồi lên đến tuyến trung ương. Đảm bảo chất lượng bệnh viện và an toàn người bệnh là trách nhiệm của mỗi cá nhân và phải được truyền tải đến tất cả mọi người. Tuyến nào rồi cũng phải thực hiện điều đó. Ai rồi cũng phải dự phần vào đó, với một thách thức lớn là phải liên tục cải thiện.
Đó mới chính là sự thành thật trong nỗ lực tạo niềm tin, hướng tới sự hài lòng tuyệt đối nơi người bệnh.
JCI đánh giá chất lượng của một cơ sở y tế dựa trên những tiêu chí chính sau đây: An toàn bệnh nhân; tiếp cận dịch vụ chăm sóc và tính liên tục trong quá trình chăm sóc; quyền của bệnh nhân và gia đình; đánh giá tình trạng bệnh nhân; chăm sóc bệnh nhân; chăm sóc trong gây mê và phẫu thuật; quản lý và sử dụng thuốc; hướng dẫn bệnh nhân và gia đình; nâng cao chất lượng và an toàn bệnh nhân; phòng chống và kiểm soát nhiễm khuẩn; quản trị, lãnh đạo và định hướng; quản lý và an toàn trang thiết bị; trình độ chuyên môn và đào tạo nhân viên; quản lý thông tin. |
PHẠM NGUYÊN TƯỜNG