【trận đấu sporting gặp atalanta】“Ma thuật” của Hứa Thị Phấn và đồng phạm rút ruột 5.256 tỷ đồng từ Trustbank

ma thuat cua hua thi phan va dong pham rut ruot 5256 ty dong tu trustbank

Bùi Thị Kim Loan (ngồi,ậtcủaHứaThịPhấnvàđồngphạmrútruộttỷđồngtừtrận đấu sporting gặp atalanta bế con) - trợ thủ đắc lực giúp Hứa Thị Phấn thực hiện hàng loạt sai phạm tại Trustbank. Ảnh: N.Hiền

Tại tòa, các bị cáo đều cho rằng, bản thân chỉ làm theo sự chỉ đạo của cấp trên và không nhận thức được sai phạm của mình.

Bị cáo Vũ Thị Như Thảo (nguyên Trưởng phòng Kế toán, nguyên Phó GĐ Ngân hàng Đại Tín- CN Sài Gòn) khai đã nhận lệnh của Bùi Thị Kim Loan (nguyên Kế toán Công ty Phú Mỹ). Theo lời bị cáo Thảo, do Loan là thư ký của bà Phấn nên khi Loan chỉ đạo thì không chỉ riêng bị cáo mà các nhân viên trong ngân hàng đều thực hiện.

Theo đó, Loan chỉ đạo và thông báo, yêu cầu tính vốn và lãi của các hợp đồng cụ thể. Sau đó, Loan yêu cầu làm phiếu thu, thu bằng số tiền giải ngân đó và chỉ thực hiện thu trên giấy tờ. Khi quá trình ký duyệt phiếu thu từ các bộ phận hoàn tất, Thảo sẽ là người kiểm tra và ký duyệt cuối cùng. Theo Thảo, việc thu nhưng không có người đóng và chi thì có người nhận là thu chi cấn trừ.

Thực tế, ngân hàng sẽ thu từ những cá nhân khác nhau, thu của nhóm Phú Mỹ và Phương Trang, thu để tất toán gốc và lãi, có khi thì thu vào tài khoản thanh toán. Theo bị cáo biết là vào tài khoản của nhóm Phú Mỹ, chỉ có 1 - 2 cái là của Phương Trang.

Cũng tại tòa, các bị cáo Huỳnh Thị Băng Tâm (nguyên Phó phòng Kế toán Trustbank chi nhánh Sài Gòn), Lâm Kim Thu (nguyên Phó phòng Kế toán Trustbank chi nhánh Sài Gòn), Văn Bùi Hồng Thi (nguyên kế toán giao dịch Trusbank chi nhánh Sài Gòn) đều thừa nhận làm theo chỉ đạo bị cáo Thảo. Bị cáo Thu cho biết, trong quá trình kiểm tra, bị cáo có thấy thiếu chữ ký của khách hàng trong các phiếu thu thì được giải thích là cho nợ chữ ký khách hàng vì đây là khách hàng lớn của ngân hàng.

Ngoài ra, các bị cáo khai rằng, nếu tiền mặt tại CN không đủ thì Ngô Kim Ngân (nguyên Thủ quỹ chính Ngân hàng TMCP Đại Tín- CN Sài Gòn và CN Lam Giang) sẽ làm thủ tục, đi rút séc từ NHNN mang tiền về.

Tuy nhiên, khai tại tòa, bị cáo Ngân cho biết, số tiền mang từ NHNN về bị cáo trực tiếp giao cho khách hàng là công ty Phương Trang tại Tòa nhà Lam Giang. Viện này bị cáo thực hiện theo chỉ đạo của Ngô Trí Đức (nguyên Giám đốc Trustbank chi nhánh Sài Gòn.

Bị cáo Ngô Nguyễn Đoan Trang (nguyên Phó Tổng giám đốc phụ trách nguồn vốn Trustbank) khai, đã ký hoàn tất các chứng từ để đứng tên 5 tài khoản vay giúp cho bà Phấn. Ngoài ra, bị cáo ký các chứng từ nộp tiền, chuyển tiền theo chỉ đạo của bà Phấn, những lần ký và chuyển tiền đều thông qua bị cáo Loan.Bị cáo không trực tiếp là người nộp tiền mà chỉ ký trên giấy tờ. Tổng cộng bị cáo Trang đã ký 12 chứng từ thu, gồm 3 giấy nộp tiền và 9 phiếu thu.

Theo cáo trạng, khi tiền quỹ TrustBank chỉ còn tồn 20 tỷ đồng, Hứa Thị Phấn đã thông qua Bùi Thị Kim Loan (nguyên Kế toán Công ty Phú Mỹ), Hứa Thị Phấn đã chỉ đạo lãnh đạo và các cán bộ, nhân viên Trustbank – chi nhánh Sài Gòn và chi nhánh Lam Giang thực hiện các hành vi trái pháp luật trong việc lập và hạch toán chứng từ thu, chi khống không sử dụng tiền mặt, thực hiện giao dịch, hạch toán khống trên hệ thống Smartbank, sau đó mới lấy chữ ký khách hàng để hoàn thiện thủ tục. Qua đó giúp Hứa Thị Phấn lấy tiền và sử dụng bất hợp pháp tổng số tiền 5.256 tỷ đồng, gây thiệt hại cho Trustbank.

Sau đó, lợi dụng Công ty Phương Trang là DN có nhiều bất động sản dùng làm tài sản đảm bảo, muốn vay tiền mở rộng hoạt động kinh doanh, bị cáo Phấn đã chỉ đạo buộc Công ty Phương Trang ký trước hồ sơ vay, chứng từ giải ngân và chứng từ nhận tiến mặt; phê duyệt cho vay và giải ngân không thông báo cho Công ty Phương Trang; việc cho vay thực hiện thông qua bị cáo Phấn. Quá trình giải ngân cho vay, Hứa Thị Phấn đã không giải ngân hoặc giải ngân không đủ tiền vay cho Công ty Phương Trang, lấy tiền đó sử dụng, sau đó lập các chứng từ chi khống để cấn trừ với các chứng từ thu không để không làm chênh lệch tồn quỹ tiền mặt thực tế so với số liệu tiền mặt trên sổ sách hạch toán, che giấu hành vi phạm tội, đẩy dư nợ không cho Công ty Phương Trang thông qua các khoản vay, với tổng số tiền 5.256 tỷ đồng.

Hành vi này của Hứa Thị Phấn có dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, trong quá trình điều tra, VKSND Tối cao đã có yêu cầu điều tra làm rõ hành vi chiếm đoạt để xử lý nhưng Cơ quan điều tra chỉ kết luận về hành vi cố ý làm trái. Do đó, VKSND Tối cao đề nghị HĐXX tiếp tục làm rõ hành vi chiếm đoạt của Hứa Thị Phấn đối với khoản tiền nay để xử lý theo quy định của pháp luật.

ma thuat cua hua thi phan va dong pham rut ruot 5256 ty dong tu trustbank
Mối "duyên nợ" lằng nhằng giữa Công ty Phương Trang và Hứa Thị Phấn. N.Hiền

Đến ngày 15/11/2017, trên sổ sách tại Ngân hàng CB, Công ty Phương Trang (gồm 13 công ty và 13 cá nhân), còn dư nợ gốc của 46 khoản vay và 1 khoản phán hành trái phiếu là 9.402 tỷ đồng (không tính khoản nhận nợ bắt buộc 35 tỷ đồng của Công ty Phương Trang). Quá trình điều tra đến nay, xác định Công ty Phương Trang đã thực nhận 3.936 tỷ đồng và phải chịu trách nhiệm thanh toán số tiền này cho ngân hàng (chưa tính lãi). Số tiền gốc còn lại là 5.465 tỷ đồng, ngân hàng hạch toán là khoản dư nợ vay của Công ty Phương Trang, đến nay không thu hồi được, gây thiệt hại cho Trustbank (nay là CB).

Trong đó, số tiền 5.256 tỷ đồng là tiền Hứa Thị Phấn chỉ đạo thu khống để sử dụng bất hợp pháp, nên bị cáo Phấn phải chịu trách nhiệm (gốc và lãi) đối với số tiền này.

Còn lại 208 tỷ đồng, nằm trong số tiền 4.554 tỷ đồng Thủ quỹ chính Ngô Thị Ngân (là cháu bà Phấn) nhận tiền mặt từ NHNN, không đem về nộp vào kho quỹ ngân hàng theo lệnh điều chuyển vốn mà tự ý đem đến phòng làm việc của Hứa Thị Phấn giao cho khách hàng mà không ký chứng từ. Đến nay không chứng minh được ai sử dụng số tiền này, gây thiệt hại cho Trustbank, nên Ngô Thị Ngân phải chịu trách nhiệm về số tiền này.