Ảnh máy đo hóa chất trên thực phẩm do một thành viên trên otofun.net chia sẻ |
Người nói “có”,Đừngquátinmáyđohóachấtthựcphẩstrasbourg đấu với lorient người bảo “không”
Hiện nay trên một số diễn đàn chia sẻ một loại thiết bị đo hóa chất trong thực phẩm. Theo chia sẻ của các thành viên, loại thiết bị này có khả năng đo được hóa chất tồn dư trên các loại thịt, rau củ quả. Đặc biệt là có khả năng kiểm tra được dư lượng Nitrat (NO3) và phát hiện được phóng xạ trong thực phẩm.
Với những lời quảng cáo đánh trúng vào tâm lý những người nội trợ, loại thiết bị này nhận được nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng. Với mức giá giao động từ 500.000 – 900.000 đồng/chiếc, máy đo hóa chất chỉ bé bằng chiếc điện thoại được khá đông người chọn mua.
Chia sẻ về loại thiết bị này, anh Ngô Quang Hải (ngõ 67, Xã Đàn, Hà Nội) cho biết: “Hàng ngày các thông tin về thực phẩm mất vệ sinh, tồn dư hóa chất đầy rẫy trên các phương tiện truyền thông nên cũng đâm lo cho bữa ăn của gia đình. Thấy trên các diễn đàn mạng quảng cáo về tính năng rất ổn của loại thiết bị này nên tôi cũng mua về cho mẹ đi chợ chọn thực phẩm. Tuy nhiên, bất tiện là ra đến chợ chả ai cho thử cả”.
Cũng theo anh Hải, thiết bị này khi kiểm tra hàm lượng tồn dư hóa chất trên rau củ cũng đưa ra được những thông số, tuy nhiên trong một bó rau nhưng kiểm tra hai lần lại đưa ra hai thông số khác nhau. “ Vì mua trên mạng nên sản phẩm không có hướng dẫn bằng tiếng Việt, lại không am hiểu về lượng hóa chất tồn dư trong thực phẩm nên việc máy đo đưa ra kết quả thì tôi cũng không biết bao nhiêu là vượt ngưỡng, bao nhiêu là an toàn”, anh Hải nói.
Không chỉ riêng anh Hải, trên các diễn đàn các bà nội trợ cũng râm ran chia sẻ thông tin về thiết bị này. Bên cạnh các lời “ca tụng” thì cũng có những phản hồi không tích cực của sản phẩm. “Tôi không tin là máy có thể báo chính xác được các loại hóa chất có trong thực phẩm, máy chỉ để thử các thực phẩm đã mua về nhà thì cũng không có ích lắm”, chị Nga, thành viên trên diễn đàn webtretho chia sẻ.
“Chẳng tin được vào máy móc đâu cả nhà ơi, tốt nhất là nên mua thực phẩm sạch hoặc nơi bán uy tín chứ tin vào cái thông số trên máy thì khả năng mua cả rau lẫn hóa chất tồn dư vẫn còn cao lắm”, thành viên Hân viết.
Trái ngược với ý kiến trên, chia sẻ trên diễn đàn chị Hải Anh cho biết, là người mua thiết bị này gần như đầu tiên khi xuất hiện tại Việt Nam và chị tin là máy phát huy hiệu quả. “ Nếu mọi người thấy bất tiện khi kiểm tra thực phẩm khi mua thì hãy kiểm tra khi đã mua về nhà, việc phát hiện thực phẩm có tồn dư hay không có tồn dư hóa chất dù sớm hay muộn cũng là điều có ích, điều đó sẽ giúp mọi người quyết định sử dụng thực phẩm đó hay không”.
“Chỉ với số tiền như vậy, thời gian chỉ mất 15 – 20 giây mà biết được thực phẩm có an toàn hay không thì cũng đáng lắm chứ”, chị Hải Anh viết.
Mặc dù tính năng của loại thiết bị này vẫn còn gây tranh cãi. Tuy nhiên, đã có không ít người tiêu dùng đã bỏ tiền túi ra mua sản phẩm mà cũng không biết chắc tính hiệu quả của nó đến đâu.
Rau an toàn được đưa vào siêu thị phục vụ người tiêu dùng. Ảnh: Sơn Ngọc |
Máy không thay được con người
Theo một chuyên gia ngành hóa, máy đo hóa chất trên chưa giải đáp hết những lo lắng cho người tiêu dùng.
Vị chuyên gia này cho biết thực phẩm bị nhiễm độc (ô nhiễm) là do hàng tỷ tác nhân, chứ không chỉ có NO3 và phóng xạ. Các nguồn gốc làm thực phẩm bị nhiễm độc thường là phần tồn dư trong thực phẩm, ví dụ như từ phân bón: phần tồn dư, tích tụ lại trên sản phẩm như phân đạm có NO3; phân super phốt phát có các kim loại nặng… hay từ phân hữu cơ (do quá trình phân hủy chưa hoàn tất) khi dùng phân tươi, thì dẫn tới bị nhiễm giun sán, vi trùng v.v...
Bên cạnh đó, các loại khác là từ thuốc trừ sâu. Ví dụ như các chất Clore hữu cơ mạch thơm - dioxin hoặc các hợp chất có kẽm, đặc biệt là với kim loại nặng v.v…, là những chất có độ tích tụ sinh học cao (do chất quá bền vững, để phân hủy được phải mất một thời gian hơn cả đời người), dẫn đến nhiều loại bệnh hiểm nghèo cho con người.
Ngoài ra còn có nguyên nhân từ các chất tăng trưởng, nhiều chất trong nhóm này đã bị cấm; chất bảo quản, ví dụ hoa quả ngâm trong Na2SiF6 (Natri silicfluciate), thịt cá tẩm với phân đạm v.v…đây là những phương pháp bảo quản đã bị cấm.
Thực phẩm còn bị nhiễm độc trong quá trình lưu thông khi tiếp xúc với nguồn ô nhiễm hoặc đã bị phân hủy, ví dụ thịt cá để lâu có thể bị biến chất, không chỉ là các ổ chứa vi trùng mà còn tạo ra các sản phẩm có hại (như cá, tôm để ươn có thể tạo ra Histamin, có thể gây nôn mửa, dị ứng; hay như hoa quả để ở chỗ bẩn, bị nhiễm bán sinh hoặc hóa học.
“Tốt nhất là người tiêu dùng nên mua thực phẩm ở những nơi uy tín, các cửa hàng rau sạch, các loại trái cây có nhãn mác. Việc chọn thực phẩm an toàn là do “sự thông thái” của người tiêu dùng chứ không quá tin vào vào máy móc mà ủy thác cho nó trong việc lựa chọn thay con người thực phẩm có chất lượng an toàn”, chuyên gia tư vấn.
Thanh Uyên