【kết quả bóng đá hôm nay u23 châu á】Bảo tồn Aday sau khi trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Hậu Giang vừa chính thức công bố chứng nhận của Bộ Văn hóa,ảotồnAdaysaukhitrởthnhDisảnvănhaphivậtthểquốkết quả bóng đá hôm nay u23 châu á Thể thao và Du lịch đưa hát Aday của người Khmer xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Từ đây cũng đặt ra nhiều trách nhiệm trong bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật độc đáo trong đời sống cộng đồng.
Tiết mục múa hát Aday của các nghệ nhân xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tại Liên hoan Nghệ thuật các dân tộc tỉnh Hậu Giang năm 2022.
Cách làm của Hậu Giang
Hậu Giang đã xây dựng và triển khai đề án “Truyền dạy và bảo tồn nghệ thuật hát Aday của đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2016-2020”. Từ năm 2018, có nhiều lớp tập huấn về nghệ thuật hát Aday, tại Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh và tại chùa BHODHIVANAVANSA, ở ấp 4, xã Xà Phiên. Mỗi đợt, thu hút từ hơn 50 học viên, là những học sinh, người dân tộc Khmer biết múa hát, mong muốn hiểu sâu hơn về nghệ thuật Aday của dân tộc mình, để biểu diễn, để truyền nghề.
Ông Danh Kỳ, ở ấp 4, xã Xà Phiên, chia sẻ: “Tôi cũng biết hát múa những điệu múa dân gian của dân tộc mình, nhưng với Aday, chỉ mới biết mấy năm gần đây. Tôi quyết tâm học để biết đúng, biết rõ, biết sâu, có thể chỉ dạy lại cho con cháu mình. Mới đây, tôi tham dự liên hoan văn nghệ ở tỉnh bằng tiết mục Aday…”. Bên cạnh những cô chú lớn tuổi, nhiều em nhỏ đã được làm quen với loại hình nghệ thuật này, em Thị Thu Thảo, ấp 8, xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, hồ hởi: “Em sẽ tiếp tục học để hiểu sâu hơn, để được chọn tham gia trình diễn trong những dịp văn nghệ, góp chút sức làm cho hát Aday ngày càng được nhiều người biết đến”.
Nghệ nhân Thạch Si Phol đến từ tỉnh Bạc Liêu, đã nhiều lần đến Hậu Giang truyền dạy nghệ thuật hát Aday, chia sẻ: “Sự quan tâm để bảo tồn loại hình nghệ thuật này của Hậu Giang làm tôi xúc động, trong khi nơi đây không có nhiều đồng bào Khmer sinh sống như một số tỉnh khác, như Trà Vinh, Sóc Trăng… Tôi có một góp ý nhỏ là muốn phát huy loại hình này, không chỉ đào tạo người hát, mà phải đào tạo người đờn. Đặc thù của Aday là hát, múa, phải có đờn. Biết hát mà không có ai đờn cũng khó lòng mà hát cho ra chất. Tôi thấy địa phương đã có những cách bảo tồn và phát huy rất hay, cần tiếp tục nâng tầm trong thời gian tới, nhất là để Aday được biểu diễn trên sân khấu nhiều hơn”.
Những năm qua, việc mở các lớp tập huấn về hát Aday ở các địa phương, nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, các trường dân tộc nội trú, đã tạo được sự đồng thuận, đồng lòng và niềm vui của cộng đồng người Khmer. Qua đây, giúp đồng bào Khmer nói riêng và người dân Hậu Giang nói chung, biết thêm một loại hình nghệ thuật độc đáo.
Ông Dương Thanh Tùng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chia sẻ: “Không chỉ mở lớp tập huấn từ cơ bản đến nâng cao, để nhiều người Khmer biết thêm loại hình này, mà chúng tôi còn tập trung đầu tư nhạc cụ, tổ chức dạy đàn, để có thể phát huy các loại hình nghệ thuật độc đáo của dân tộc Khmer một cách bài bản. Từ đó, vừa tạo sân chơi ý nghĩa cho các thầy cô, học sinh người dân tộc Khmer, tạo nguồn để xây dựng những tiết mục tham gia ngày hội dành cho người Khmer ở địa phương cũng như khu vực, toàn quốc…”.
Đây chính là những cách bảo tồn và phát huy, bước đầu mang lại những hiệu quả thiết thực, làm sống lại một loại hình nghệ thuật độc đáo có nguy cơ mai một trong những năm qua ở Hậu Giang.
Để nghệ thuật hát Aday sống được trong cộng đồng
Được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là nền tảng quan trọng để Aday được bảo tồn và phát huy một cách chuyên nghiệp, bài bản, cũng như có sự đầu tư chuyên sâu hơn.
Tâm huyết vực dậy một loại hình nghệ thuật độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer là nỗ lực đáng ghi nhận của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh nhà. Trong chức năng và nhiệm vụ của mình, ngành đã làm và chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc bằng nhiều cách, từng bước đưa nghệ thuật hát Aday dần trở lại quen thuộc trong những lần sinh hoạt cộng đồng. Ông Lê Thành Phước, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, chia sẻ: “Khi thực hiện xong đề án, chúng tôi thấy rằng loại hình này đủ điều kiện để được xem xét đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nên tiếp tục đề xuất. Được sự thống nhất, năm 2020, chúng tôi tiến hành làm hồ sơ, làm phim tài liệu trong vòng gần 1 năm. Dù gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện, nhưng công sức này rất xứng đáng, chúng tôi đã nỗ lực hết sức…”.
Ở Xà Phiên, nơi có khá đông đồng bào Khmer sinh sống, rất hợp lý khi chọn đây là địa bàn để phục hồi và làm sống lại loại hình nghệ thuật này, sau đó lan tỏa đến nhiều địa bàn có đông đồng bào dân tộc Khmer sống tại tỉnh. Ông Đặng Hoàng Vũ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Long Mỹ, nhấn mạnh: “Đây là niềm vui, niềm tự hào cho quê hương Long Mỹ, nhưng cũng là trách nhiệm nặng nề. Chúng tôi quyết tâm sẽ giữ gìn và phát huy loại hình nghệ thuật này, bằng việc chỉ đạo cơ quan chuyên môn xây dựng các câu lạc bộ hát Aday ở những xã có đông đồng bào dân tộc Khmer, tổ chức giao lưu thường xuyên, tạo sân chơi lành mạnh và phát hiện, chăm bồi những nhân tố mới…”.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã từng bước tạo chỗ đứng cho loại hình hát Aday trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, nhất là hội thi, hội diễn. Ông Dương Thanh Tùng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nhấn mạnh: “Được chọn và đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, là niềm tự hào của đồng bào dân tộc Khmer nói riêng, người dân trong tỉnh Hậu Giang nói chúng và là niềm vui của những người làm văn hóa nghệ thuật. Chúng tôi sẽ tiếp tục tổ chức lồng ghép loại hình độc đáo này vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, nhất là các buổi sinh hoạt cộng đồng vào những dịp lễ hội; tổ chức tập huấn loại hình này ở những nơi có đồng bào Khmer sinh sống, nhất là trong các trường dân tộc nội trú trong tỉnh. Ngành văn hóa sẽ chủ động tổ chức nhiều hoạt động để thắp truyền, đưa nghệ thuật hát Aday trở lại và ngày càng được nhiều người biết đến trong thời gian tới”.
Vực dậy một loại hình nghệ thuật bị mai một đã khó và tốn nhiều công sức, phát huy lại càng khó hơn. Hậu Giang đã đi được bước đầu bằng những giải pháp đầy tâm huyết, từng bước đưa Aday trở lại trong đời sống của cộng đồng người Khmer Hậu Giang nói riêng, trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ của tỉnh nói chung…
Hát Aday là loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian đặc sắc. Đó là cách đối đáp giữa bên trai và bên gái, mang nội dung, màu sắc phong phú. Có khi là lời ví von, ướm hỏi, trao gởi tình cảm thân thương. Hát thường đi kèm với múa, vờn nhau giữa đôi trai gái, có nhạc đệm. Lời hát và điệu múa mang tính huyền bí, tín ngưỡng của người Khmer, cầu mong cho phum sóc bình yên, cuộc sống ấm no, hạnh phúc… |
Bài, ảnh: VĨNH TRÀ