Hạn chế XK- khó khăn đổ đầu ai?ínhsáchđốivớixuấtkhẩudămgỗCầnthậntrọkết quả chivas
Suốt một thập kỷ qua, ngành chế biến và XK dăm gỗ liên tục phát triển. Từ năm 2011, Việt Nam đã trở thành quốc gia có số lượng dăm gỗ XK lớn nhất thế giới. Theo kết quả nghiên cứu XK dăm gỗ Việt Nam giai đoạn 2012- 2014 do Tổ chức Forest Trends phối hợp với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định và Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM phối hợp thực hiện, năm 2014, Việt Nam XK gần 7 triệu tấn dăm khô, đạt giá trị XK 958 triệu USD, chiếm 15,4% trong tổng kim ngạch XK gỗ và các sản phẩm gỗ. Xu thế chung cho thấy, trong tương lai, thị trường XK dăm gỗ còn nhiều cơ hội rộng mở.
Tại cuộc đối thoại DN "Vai trò của gỗ nguyên liệu NK trong ngành chế biến gỗ Việt Nam và hướng đi nào cho ngành chế biến dăm gỗ XK" mới đây, ông Tô Nguyên Phúc, đại diện Tổ chức Forest Trends cho rằng, ngành dăm gỗ đã và đang phát triển “nóng”. Sự phát triển của ngành này tạo ra những thông tin trái chiều giữa ngành dăm và ngành chế biến gỗ bởi 2 ngành này sử dụng chung nguồn nguyên liệu gỗ đầu vào từ rừng trồng.
“Đến nay, XK dăm gỗ được coi là XK nguyên liệu thô và không được khuyến khích bởi cơ quan quản lý Nhà nước. Chính phủ hiện đang cân nhắc việc áp dụng các chế tài, đặc biệt là xem xét tăng thuế XK dăm gỗ nhằm hạn chế lượng dăm XK, tạo cơ hội cho việc phát triển gỗ lớn rừng trồng, tạo nguồn cung nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ”, ông Tô Xuân Phúc nói.
Xung quanh vấn đề này, nhiều ý kiến chia sẻ tại buổi đối thoại đều cho rằng, việc hạn chế sự phát triển của ngành dăm với mục đích tạo giá trị gia tăng cho các sản phẩm gỗ rừng trồng là định hướng hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, các câu hỏi quan trọng được đặt ra ở đây là thời điểm nào áp thuế XK dăm và mức thuế là bao nhiêu thì phù hợp? Yếu tố gì là cần thiết đối với hộ gia đình để có thể đảm bảo khi thuế XK dăm gỗ được áp dụng hộ gia đình sẽ chuyển sang thực hiện đầu tư trồng rừng gỗ lớn, tạo nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ?
Ông Tô Xuân Phúc đưa ra phân tích: Hiện 130 cơ sở chế biến XK dăm trên cả nước có liên quan trực tiếp đến ít nhất 50% trong tổng số 1,4 triệu hộ gia đình miền núi hiện đang cung cấp nguyên liệu cho ngành dăm. Nếu Chính phủ điều chỉnh thuế XK dăm gỗ, 130 DN chế biến dăm này sẽ là nhóm đối tượng phải chịu thuế. Tuy nhiên, thay vì tự mình chịu mức thuế này, các DN XK dăm chuyển toàn bộ chi phí có liên quan đến thuế vào giá mua nguyên liệu đầu vào. Kết quả là các hộ gia đình cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy dăm là nhóm đối tượng phải chịu thuế.
Phải nghiên cứu kỹ lưỡng
Nhóm nghiên cứu Báo cáo XK dăm gỗ Việt Nam giai đoạn 2012-2014 đưa ra kiến nghị, trước khi áp dụng thuế XK dăm, cơ quan Nhà nước cần có những đánh giá chi tiết và khách quan về thực trạng của ngành dăm, đặc biệt về nguồn cung nguyên liệu và động lực đầu tư sản xuất gỗ rừng trồng của hộ gia đình. Bên cạnh đó, cần có những nghiên cứu sát thực về mối quan hệ tương tác giữa ngành dăm và các ngành khác có sử dụng nguồn gỗ nguyên liệu từ rừng trồng. Kết quả của các nghiên cứu này sẽ giúp việc xây dựng các chính sách, bao gồm cả chính sách thuế XK dăm gỗ được hiệu quả hơn. Điều này giúp giảm thiểu được những rủi ro mà chính sách có thể mang lại, đặc biệt là các tác động tiềm tàng đối với hàng triệu hộ gia đình hiện là động lực chính trong việc mở rộng diện tích rừng trồng của Việt Nam.
Xung quanh vấn đề này, chuyên gia kinh tế lâm nghiệp Vũ Long bày tỏ băn khoăn: Với mục tiêu đặt ra đến năm 2020 sẽ giảm khoảng một nửa kim ngạch XK dăm gỗ, tương đương với đó là giảm đi khoảng nửa tỷ USD (chiếm 8-10% tổng giá trị XK gỗ và các sản phẩm từ gỗ), vậy sẽ phát triển cái gì để thay thế vào nửa tỷ USD đó? “Theo tôi, cần tuân thủ cơ chế thị trường, để ngành chế biến, XK dăm gỗ và ngành chế biến, XK gỗ cạnh tranh một cách công bằng chứ không nên can thiệp vào bằng các biện pháp hành chính như tăng thuế XK dăm gỗ lên. Hiện nay, giá gỗ đầu vào của ngành dăm là 1.150.000 đồng/m3 còn giá đầu vào của gỗ chế biến XK cũng chỉ là 1.500.000 đồng/m3. Ngành chế biến, XK gỗ muốn cạnh tranh về nguồn nguyên liệu thì phải tự tìm cách nâng cao giá trị gia tăng trong chế biến sâu, từ đó tăng giá thu mua gỗ nguyên liệu đầu vào. Như vậy cả nông dân và DN đều được lợi. Phải tùy vào lợi thế từng ngành nghề và tuân thủ sự cạnh tranh để phát triển. Ví dụ như Australia là đất nước rất phát triển nhưng do có lợi thế về XK dăm gỗ, đất nước này vẫn có vùng chuyên XK dăm gỗ”, ông Long nhấn mạnh.
Với tư cách là đại diện cho cơ quan Nhà nước có liên quan, đáp lại những thắc mắc, băn khoăn đặt ra, bà Nguyễn Tường Vân, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Hợp tác Quốc tế (Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT) khẳng định: Vấn đề gỗ nguyên liệu không thể đưa vào chế biến 100%. Mỗi DN thuộc ngành nghề khác nhau lại có những bức xúc riêng tùy vào góc độ và lợi ích của mình. Bản thân DN trong ngành chế biến, XK dăm gỗ và ngành chế biến, XK gỗ có mâu thuẫn lợi ích nhóm mà cơ quan Nhà nước phải lắng nghe cả đôi bên, có sự cân đối tổng thể.
“Định hướng chung vẫn là giảm dần XK dăm gỗ. Tuy nhiên, tất cả các ý kiến của DN xung quanh vấn đề này có thể tập hợp thông qua Hiệp hội để chính thức gửi tới các bộ, ngành liên quan như Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT và Chính phủ để có tiếng nói chính thống và mức độ lan tỏa rộng, từ đó có sự chỉ đạo xuống các cấp bên dưới. Văn bản pháp luật nếu chưa phù hợp, cần thiết thì sẽ điều chỉnh. Cơ quan Nhà nước sẽ cân nhắc mọi yếu tố, đối tượng khác nhau để hài hòa, phù hợp. Riêng vấn đề tăng thuế XK dăm gỗ vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, xem xét chứ chưa áp dụng ngay”, bà Vân khẳng định.
Chiến lược Phát triển lâm nghiệp của Quốc gia đến năm 2020 nêu rõ “giảm dần chế biến dăm giấy XK”. Đề án Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp năm 2013 cũng nhấn mạnh “điều chỉnh cơ cấu sản phẩm gỗ… nhất là các sản phẩm XK theo hướng tăng tỷ trọng giá trị lâm sản và sử dụng nguồn nguyên liệu được gây trồng trong nước… hạn chế tối đa XK sản phẩm thô (bao gồm cả dăm gỗ). Kế hoạch hành động nâng cao giá trị sản phẩm gỗ qua chế biến giai đoạn 2014-2020 đề ra mục tiêu “duy trì khối lượng dăm XK 6 triệu tấn như hiện nay” và “đến năm 2020 chế biến dăm XK 3 triệu tấn/năm (giảm 3 triệu tấn, tương đương với 50% năm 2015, bình quân giảm 10%/năm). Ngay ngày 1-12-2014, Bộ NN&PTNT ban hành Quyết định 5115/QDD-BNN-TCLN phê duyệt phương án quản lý sản xuất dăm gỗ giai đoạn 2014-2020 trong đó nhấn mạnh: Rà soát, sắp xếp các cơ sở sản xuất dăm gỗ gắn với vùng nguyên liệu nhằm đổi mới nâng cao hiệu quả trong sản xuất dăm. Nhằm giảm lượng dăm gỗ sản xuất theo lộ trình đã đề ra, Bộ NN&PTNT kiến nghị Chính phủ tăng thuế XK dăm gỗ từ 0% hiện tại lên 5-10%. Áp mức thuế Giá trị gia tăng là 10% và thuế Thu nhập DN là 25% đối với DN sản xuất dăm gỗ. |
Ông Lê Công Cẩn - Giám đốc Công ty TNHH Cát Phú (Vũng Tàu): Đề nghị duy trì sự phát triển ổn định Hiện, sự phát triển của ngành dăm gỗ đã mang về nguồn ngoại tệ cho đất nước, góp phần đẩy mạnh phát triển các ngành khác như cây trồng, vận tải, cảng biển, người nông dân trồng rừng không phải chịu cảnh chặt bỏ chuyển đổi cây trồng vật nuôi do không có hiệu quả như những cây trồng vật nuôi khác. Với những vấn đề nêu trên thì cơ quan Nhà nước đặt ra phương án quản lý chặt chẽ ngành chế biến dăm gỗ là việc đúng đắn nhưng nếu đưa ra giải pháp tăng thuế XK dăm gỗ thì đối tượng thực chất gánh chịu sẽ là những người trồng rừng. Nhà nước cần tiếp tục duy trì sự phát triển ổn định của ngành dăm gỗ trong đó có sự phát triển của ngành trồng rừng. Dùng nhân tố ổn định này để có chính sách khuyến khích đầu tư chế biến sâu mang lại hàm lượng giá trị gia tăng cao hơn. T.Nguyễn (ghi) |