Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công thương giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ. |
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ cho biết,ủtướngBộtrưởngCôngthươnggiảiquyếtdứtđiểmtìnhtrạngthiếuxăngdầucụcbộkqbd torino đã tổng hợp, báo cáo Thủ tướng, các Phó thủ tướng tình hình thông tin, báo chí, dư luận xã hội liên quan đến công tác chỉ đạo, điều hành, trong đó có nội dung về điều chỉnh giá xăng dầu và việc phân giao sản lượng nhập khẩu xăng dầu của Bộ Công thương.
Theo Báo cáo, sau 3 lần điều chỉnh, giá xăng và các mặt hàng dầu trong nước đồng loạt đi lên trong kỳ điều hành ngày 1/11; giá xăng RON95-III vượt ngưỡng 22.750 đồng. Tuy nhiên, đến tối 1/11, nhiều cửa hàng xăng dầu ở Hà Nội vẫn "hết hàng" hoặc bán "nhỏ giọt".
Về việc phân giao sản lượng nhập khẩu xăng dầu, Báo cáo cho biết, Bộ Công thương đã có văn bản gửi đến 33 doanh nghiệpđầu mối xăng dầu để phân giao sản lượng nhập khẩu, đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho nhu cầu thị trường cuối năm.
Theo đó, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) dù kêu lỗ nặng trong 9 tháng đầu năm nay nhưng vẫn được Bộ Công thương phân giao sản lượng nhập khẩu nhiều nhất với 2.145.000 triệu m3/tấn.
Xem xét báo cáo của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công thương giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ, đảm bảo minh bạch, hiệu quả.
Trước đó, tại phiên chất vấn của Quốc hội, chiều 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, cần rút kinh nghiệm về công tác điều hành giá và bảo đảm nguồn cung xăng dầu.
Cụ thể, báo cáo một số vấn đề về công tác điều hành giá và bảo đảm nguồn cung xăng dầu, Thủ tướng nói, trước tình hình giá xăng dầu thế giới tăng mạnh, Chính phủ đã chủ động kịp thời giảm thuế nhập khẩu xăng dầu theo thẩm quyền và đề xuất Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, điều chỉnh giảm thuế bảo vệ môi trường 2 lần đối với xăng dầu để giảm giá, hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, do giá và nguồn cung xăng dầu tiếp tục biến động nhanh, chu kỳ ngắn, khó dự báo, chi phí đầu vào tăng; trong khi đó các cơ quan chức năng chậm điều chỉnh định mức chi phí, sử dụng Quỹ Bình ổn giá chưa thật sự hiệu quả, dẫn đến hoạt động kinh doanh khó khăn, gây thiếu nguồn cung tại một số địa phương.
Mặt khác, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý còn thiếu chặt chẽ, chưa kịp thời ứng phó hiệu quả với diễn biến nhanh, phức tạp của thị trường quốc tế, trong nước.
Thủ tướng cho biết, Chính phủ đang chỉ đạo các cơ quan liên quan phản ứng chính sách kịp thời, phối hợp hiệu quả để khắc phục bằng được hạn chế, yếu kém nêu trên, bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong mọi tình huống.