Khung pháp lý được hoàn thiện giúp tăng nguồn cung
Báo cáo triển vọng bất động sản dân cư của Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) kỳ vọng,ấtđộngsảndâncưcónhiềutriểnvọngtíchcựkết quả bóng đá pháp 2 trong năm 2021, với cuộc bầu cử Quốc hội sắp tới sẽ khởi đầu một chu kỳ kinh doanh mới với rủi ro chuyển giao ít hơn cho các nhà đầu tư bất động sản.
Khung pháp lý được hoàn thiện giúp tăng nguồn cung bất động sản. Ản: Tuấn Nguyễn |
Bên cạnh đó, việc sửa đổi các quy định pháp luật liên quan, bao gồm Luật Xây dựng, Luật Đầu tư và Nghị định 148/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ năm 2021) có thể từng bước giải quyết các vấn đề như: rút ngắn tiến độ cấp phép xây dựng (20 ngày thay vì 30 ngày); bỏ yêu cầu phân bổ vốn theo tiến độ xây dựng; không yêu cầu phê duyệt M&A (mua bán sáp nhập) đối với việc chuyển nhượng cổ phần giữa các nhà đầu tư nước ngoài nếu không làm tăng tổng sở hữu; hướng dẫn xử lý các lô đất thuộc sở hữu nhà nước, vốn là vấn đề gây tranh cãi của một số dự án bất động sản.
Bà Hoàng Việt Phương – Giám đốc Trung tâm phân tích và tư vấn đầu tư SSI cho biết, với những sửa đổi này, kỳ vọng quá trình phát triển dự án có thể tiến triển tích cực hơn nhưng sẽ chưa có ảnh hưởng ngay lập tức đến nguồn cung thị trường vì thông thường phải mất 12 đến 24 tháng để hoàn thành thủ tục và quy trình giải phóng mặt bằng trước khi dự án thực sự được đưa ra mở bán.
Theo Công ty TNHH CBRE Việt Nam (CBRE), các dự án mở bán mới năm 2021 tại TP. Hồ Chí Minh sẽ tương đương năm 2020 với tổng số 17.300 căn. Trong khi việc khắc phục các vấn đề về giấy phép chưa thúc đẩy nguồn cung thị trường tăng ngay lập tức, các chủ đầu tư với các dự án sẵn sàng mở bán dường như cũng thận trọng trong việc tung ra số lượng lớn căn hộ để tận dụng xu hướng tăng giá cao hơn nữa tại TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời, các chủ đầu tư cũng cân đối với việc mở bán tại các tỉnh thành lân cận, những nơi đang nhận được nhiều sự chú ý với triển vọng cải thiện cơ sở hạ tầng và giá còn ở mức tương đối hấp dẫn.
Trong khi đó, tại Hà Nội, hầu hết nguồn cung mới sẽ ở khu vực phía Tây của thành phố và nằm dọc các tuyến đường vành đai. Cụ thể, số căn mở bán mới trong năm 2021 tại Hà Nội có thể tăng trưởng xấp xỉ 40% so với cùng kỳ, theo CBRE.
Cơ sở hạ tầng đồng bộ thúc đẩy xu hướng tăng giá
Bà Hoàng Việt Phương cho rằng, một yếu tố khác sẽ có ảnh hưởng đến thị trường bất động sản là hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng đã được đẩy mạnh trong năm 2020; kỳ vọng tiến độ giải ngân sẽ được đẩy nhanh trong năm 2021, điều này tạo ra tâm lý tích cực hơn cho thị trường.
Xu hướng tăng giá được hỗ trợ nhờ việc đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng. |
Cụ thể, theo Bộ Giao thông vận tải (GTVT), năm 2020, bộ này giải ngân vốn đầu tư đạt 35,6 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 44% so với cùng kỳ, đạt 90% kế hoạch năm 2020) và dự kiến sẽ đạt 46 nghìn tỷ đồng trong năm 2021, tăng trưởng 28% so với năm 2020.
Một số dự án đáng chú ý tại TP. Hồ Chí Minh dự kiến hoàn thành trong năm 2021 bao gồm tuyến Metro số 1 và cầu Thủ Thiêm 2, cùng một số dự án khác trong trung và dài hạn như tuyến Metro số 2, sân bay quốc tế Long Thành,... Trong khi đó tại Hà Nội, tuyến Metro đầu tiên dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào đầu năm 2021 còn tuyến thứ hai có thể bắt đầu hoạt động vào quý IV.
Hai dự án giao thông trọng điểm này song song với việc liên tục hoàn thiện hệ thống đường nội đô cũng như hệ thống giao thông đến các quận ngoại thành sẽ tác động tích cực đến mặt bằng giá đất và gia tăng nhu cầu bất động sản. Nhìn chung, dự kiến giá bán sẽ tăng xấp xỉ 5% tại TP. Hồ Chí Minh và xấp xỉ 2% ở thị trường Hà Nội so với năm 2020./.
Văn Tuấn