【trực tiếp bóng đá hạng 2 pháp】Nhật Bản trên con đường thay đổi diện mạo

nhat ban tren con duong thay doi dien mao

Tàu khu trục Kongo của Nhật Bản

Tokyo đã bắt đầu đề xuất cung cấp viện trợ quân sự cho các quốc gia khác và tàu chiến Nhật Bản tham gia các cuộc tập trận chung với lực lượng hải quân của các nước châu Á - Thái Bình Dương ngày càng thường xuyên. Mùa hè năm nay,ậtBảntrênconđườngthayđổidiệnmạtrực tiếp bóng đá hạng 2 pháp Nhật Bản đã ký bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng với Philippines. Các văn kiện tương tự cũng đã được ký kết với 8 quốc gia khác, trong đó có Singapore và Việt Nam. Mới đây, Tokyo đã thông qua quyết định cấp 2 triệu USD để các chuyên gia Nhật Bản đào tạo binh sĩ ở Campuchia và Timor Este.

Một điểm đáng chú ý khác là việc Nhật Bản tăng cường cung cấp vũ khí cho khu vực. Theo tờ "Thời báo New York” (Mỹ), máy bay lội nước và tàu ngầm diesel mà Nhật Bản cung cấp là loại kỹ thuật quân sự lý tưởng để tiến hành chiến sự ở vùng nước nông của thềm lục địa. Có người đặt câu hỏi rằng liệu Nhật Bản đã sẵn sàng trở thành một "cầu thủ độc lập" trên thị trường vũ khí hay chưa? Trước vấn đề này, chuyên viên Vasily Kashin từ Trung tâm Phân tích Chiến lược nói: “Nhật Bản có khả năng trở thành 'cầu thủ độc lập' vì nước này sở hữu hàng tồn kho vũ khí các thế hệ trước với chất lượng rất cao. Một số quốc gia châu Á - Thái Bình Dương đã thể hiện sự quan tâm đến điều đó. Nhật Bản sản xuất các loại kỹ thuật quân sự trong hợp tác chặt chẽ với Mỹ và chịu ảnh hưởng lớn của Mỹ trong tất cả các vấn đề quân sự. Nếu Nhật Bản bắt đầu xuất khẩu các loại sản phẩm này thì rõ ràng những mặt hàng đó sẽ không đi đến những quốc gia có quan hệ phức tạp với Mỹ, cũng như các nước mà người Nhật Bản có thể cạnh tranh thành công với Mỹ. Do đó, danh sách các đối tác nhập khẩu tiềm năng là khá ngắn và Nhật Bản khó có thể trở thành nhà cung cấp vũ khí trên phạm vi thế giới".

Theo ý kiến của các chuyên gia, nguyên nhân của những thay đổi trong chiến lược an ninh quốc gia của Nhật Bản gần đây là cuộc xung đột đang leo thang với Trung Quốc về quyền sở hữu các đảo ở biển Hoa Đông. Tuy nhiên, nếu trước đây Nhật Bản chỉ dựa vào liên minh quân sự với Mỹ, thì hiện có những dấu hiệu cho thấy Tokyo đang chủ trương hành động tự chủ hơn. Cố vấn đặc biệt về an ninh Nhật Bản, Kitagami Keiro, cho rằng trong thời gian Chiến tranh Lạnh, Nhật Bản chỉ phải làm theo chỉ thị của Mỹ, còn hiện nay Nhật Bản phải đứng trên đôi chân của chính mình. Giám đốc Viện Nghiên cứu Đông Á Yoshihide Soeya nói cụ thể hơn: "Chúng tôi muốn thành lập liên minh riêng ở châu Á để ngăn cản sự lấn át của Trung Quốc”. Chuyên viên Nga Vasily Kashin nhật xét: “Trong giới chính trị Nhật Bản, thỉnh thoảng có các cuộc tranh luận xoay quanh nội dung trong các vấn đề an ninh khu vực cần phải dựa vào sức lực của mình. Song tôi cho rằng vấn đề này không thể được giải quyết nhanh chóng. Đây sẽ là một cuộc cách mạng trong các mối quan hệ ở châu Á. Bởi hiện nay, toàn bộ chính sách châu Á của Tokyo đang dựa trên một thực tế rằng Nhật Bản nằm dưới sự bảo trợ của Mỹ và bản thân Tokyo không tạo nguy cơ đe dọa ai đó. Nhưng Nhật Bản ra khỏi 'cái ô Mỹ' thì điều đó sẽ gây ra phản ứng mạnh mẽ từ phía Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước khác. Thật vậy, Nhật Bản đã có một số nỗ lực để trở nên độc lập hơn nhưng nước này vẫn đang còn ở rất xa một nền độc lập thực sự”.

Tất nhiên, trong tương lai gần Nhật Bản sẽ không biến lực lượng phòng vệ dân sự thành công cụ tấn công. Song trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng sức mạnh quân sự và có tham vọng đóng vai trò chủ đạo ở vùng Biển Đông thì Nhật Bản đang từng bước thoát khỏi hình ảnh một đất nước "hòa bình".

Bạch Dương