【thứ hạng của beşiktaş】Dùng thẻ ATM giả rút tiền thật, 2 người nước ngoài lãnh án

Báo Cà MauTrung tuần tháng 7/2015, Tong Chee Soon (sinh năm 1975, quốc tịch Malaysia) nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Sau đó, Soon rủ Chong Kwong Foo (sinh năm 1965, đồng hương của Soon) đến Cà Mau, vì Soon có ý định cưới vợ tại TP Cà Mau.

Trung tuần tháng 7/2015, Tong Chee Soon (sinh năm 1975, quốc tịch Malaysia) nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Sau đó, Soon rủ Chong Kwong Foo (sinh năm 1965, đồng hương của Soon) đến Cà Mau, vì Soon có ý định cưới vợ tại TP Cà Mau.

sau khi đến Cà Mau, Soon và Foo thuê phòng nghỉ tại Khách sạn Hải Châu (toạ lạc trên đường An Dương Vương, thuộc địa bàn Phường 7, TP Cà Mau). Tại đây cả hai đã sử dụng thẻ giả để rút ở máy ATM số 780005 (đặt gần Khách sạn Hải Châu) của Ngân hàng BIDV chi nhánh Cà Mau. Ðến ngày 21/7/2015, nhân viên tiếp quỹ Ngân hàng BIDV kiểm tra và phát hiện có 9 thẻ ATM bị giữ lại, các thẻ đều không có thiết kế giống các thẻ thông thường nên kiểm tra lịch sử giao dịch của máy ATM số 780005 và camera, thì phát hiện có 2 đối tượng là người nước ngoài sử dụng các thẻ trên để rút tiền. Sự việc này, Ngân hàng BIDV đã trình báo với lực lượng chức năng và ngày 25/7/2015, Công an tỉnh Cà Mau đã ra lệnh bắt khẩn cấp đối với Soon và Foo.

Tong Chee Soon và Chong Kwong Foo tại phiên toà sơ thẩm.

Tại cơ quan điều tra, Soon khai nhận: Một ngày đầu tháng 7/2015, Soon và Foo uống rượu tại quán Karaoke 99 KTV Kuala Lumpur (Malaysia) thì gặp người tên Hing (hay còn gọi là Chin, nhưng không rõ lai lịch). Sau vài ly tâm sự, Hing đưa cho Soon 9 thẻ ATM có ghi chữ “Golden Sand Gold Menber”, trên thẻ có đánh số thứ tự 12, 30, 40, 50, 55, 500, 504, 544, 596, mỗi thẻ có kèm theo một miếng giấy được ghi số mật mã. Hing nói các thẻ này đều là thẻ giả nhưng rút được tiền từ máy ATM của các ngân hàng. Biết Soon sắp kết hôn với cô gái Việt, Hing bảo Soon mang thẻ đến Việt Nam rút trộm tiền, số tiền rút được khi Soon về Malaysia sẽ chia đôi với Hing. Ðồng thời, Hing bảo Soon đưa cho Foo 2 thẻ và hứa sẽ chi cho Foo 20% trên số tiền rút được.

Tuy nhiên, thẻ đầu tiên Foo đưa vào máy, kiểm tra tài khoản nhưng máy báo không thành công và trả thẻ. Sau đó, Foo đưa thẻ vào lần thứ hai, chọn số tiền được rút là 3 triệu đồng, máy lại báo "giao dịch không thành công" và giữ lại thẻ.

Hai hôm sau, Foo mang  thẻ còn lại đến máy ATM 780005 và thực hiện thao tác rút 3 triệu đồng nhưng máy báo "giao dịch không thành công" và giữ lại thẻ. Ðối với Soon, trong 3 ngày (từ ngày 18-21/7/2015) Soon đã mang 7 thẻ đến máy ATM 780005 rút tiền nhiều lần (không nhớ số tiền đã rút được là bao nhiêu) thì bị máy ATM giữ lại 6 thẻ. Ðến thẻ cuối cùng rút được 3 triệu đồng thì bị máy ATM giữ lại thẻ.

Thông tin lưu trữ của Ngân hàng BIDV, Soon đã thực hiện 70 lần tại máy ATM số 780005, trong đó, rút tiền thành công 22 lần, chiếm đoạt số tiền là 66 triệu đồng, rút tiền không thành công 43 lần và kiểm tra số dư tài khoản 5 lần. Foo đã thực hiện 3 lần tại máy ATM số 780005, trong đó rút tiền 2 lần, mỗi lần 3 triệu đồng nhưng không thành công và 1 lần kiểm tra tài khoản.

Tại Công văn số 2950 (tháng 9/2015) của Ngân hàng BIDV Việt Nam xác định: 9 thẻ do cơ quan cảnh sát điều tra cung cấp đều không có thiết kế giống như các thẻ thông thường, không có logo, tên và biểu tượng của tổ chức thẻ, nền thẻ màu vàng không có thông tin dập nổi trên thẻ… Các số tài khoản mà Soon và Foo xâm nhập được phát hành từ Nam Phi. Ngân hàng BIDV Việt Nam không phát hành và cũng không liên thông với ngân hàng nào có loại thẻ ATM giống như các thẻ của Soon và Foo sử dụng rút tiền bị thu giữ.

Xác nhận của Ngân hàng BIDV Việt Nam, lời nhận tội của Soon, Foo và những vật chứng thu thập tại hiện trường của cơ quan điều tra… Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Cà Mau quyết định truy tố Tong Chee Soon và Chong Kwong Foo về tội “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.

Vừa qua, Toà án Nhân dân tỉnh Cà Mau đã đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Tại phiên toà, Soon và Foo đã thừa nhận nội dung cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau là đúng, không oan đối với cả hai. Ðồng thời, kiểm sát viên thực hành quyền công tố đã đề nghị Hội đồng xét xử (HÐXX) xử phạt Tong Chee Soon từ 3-4 năm tù và xử phạt Chong Kwong Foo từ 2-3 năm tù. Song, luật sư bào chữa cho Soon và Foo cho rằng “Soon và Foo có nhân thân tốt, chưa tiền án, tiền sự, phạm tội lần đầu, thật thà khai báo, gia đình bị cáo Soon đã khắc phục hậu quả…” nên đề nghị HÐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho Soon.

Theo các chứng cứ, tài liệu đã được thẩm tra, cũng như kết quả tranh luận tại phiên toà, HÐXX nhận thấy: Hành vi phạm tội của Soon và Foo không những xâm phạm đến tài sản của người khác mà còn xâm phạm đến chế độ quản lý an ninh mạng của Nhà nước Việt Nam, gây tâm lý lo sợ trong Nhân dân, gây mất an ninh chính trị, trật tự xã hội tại địa phương, nên cần phải áp dụng một hình phạt tương xứng với tính chất, mức độ, hậu quả do Soon, Foo gây ra. 

Tuy nhiên, HÐXX có xem xét đến trường hợp Soon, Foo là người nước ngoài, phạm tội lần đầu, có nhân thân tốt, chưa tiền án tiền sự, quá trình điều tra tích cực hợp tác với cơ quan điều tra và tại phiên toà, cả hai có thái độ thành khẩn khai báo, biết ăn năn hối cải… Foo thực hiện hành vi nhưng chưa gây thiệt hại, Soon tác động gia đình khắc phục toàn bộ hậu quả số tiền đã chiếm đoạt, nên xem đây là tình tiết giảm nhẹ cho cả hai.

Vì vậy, HÐXX đã quyết định: Tuyên bố Tong Chee Soon và Chong Kwong Foo phạm tội “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”, xử phạt Tong Chee Soon 2 năm tù, Chong Kwong Foo 1 năm 6 tháng tù.

Ngoài việc chấp hành hình phạt tù, Soon và Foo còn phải chấp hành hình phạt bổ sung là phạt Soon 10 triệu đồng, Foo 5 triệu đồng./.

Tại Ðiểm a, Khoản 1 và Khoản 2, Ðiểm b, d, Ðiều 226b Bộ luật Hình sự quy định: Người nào sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt hoặc làm thẻ giả ngân hàng nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hoá, dịch vụ thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm; phạm tội nhiều lần, chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm.

Bài và ảnh: Mỹ Pha