Công ty An Phú hoạt động trong lĩnh vực đóng mới và sửa chữa phương tiện vận tải thủy. Sau cổ phần hóa,ànhàđầutưchiếnlượccủaCôngtyĐóngtàuAnPhúbongdaso ket qua vốn điều lệ dự kiến là 60 tỷ đồng, tương ứng 6 triệu cổ phần. Trong đó, nhà nước nắm giữ 49% cổ phần, bán ưu đãi cho người lao động 4,11%, bán cho nhà đầu tư chiến lược 23,44 và bán đấu giá công khai cho nhà đầu tư thông thường 23,45% số cổ phần.
Tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược của An Phú được xác định là nhà đầu tư trong nước, có thời gian hoạt động tối thiểu 5 năm, có chức năng ngành nghề phù hợp với lĩnh vực sản xuất kinh doanh và phương án hoạt động kinh doanh sau cổ phần hóa của Công ty.
Về năng lực về tài chính, tính tới 31-12-2013, vốn chủ sở hữu phải đạt trên 120 tỷ đồng, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (đã được kiểm toán) không lỗ trong năm 2013 và không có lỗ lũy kế, tổng số nợ vay trên vốn chủ sở hữu tại thời điểm 31-12-2013 không vượt quá 30% mức vốn chủ sở hữu.
Trên cơ sở xét duyệt các tiêu chí nêu trên và sau khi làm việc với các đối tác, Công ty An Phú lựa chọn Công ty Cổ phần Caric là nhà đầu tư chiến lược đăng ký tham gia mua cổ phần lần đầu. Caric có vốn điều lệ 145,6 tỷ đồng, kinh doanh trong lĩnh vực đóng tàu, chế tạo phương tiện vận tải thủy, máy và thiết bị cho ngành công nghiệp, nông nghiệp và phụ tùng thay thế, xây dựng công nghiệp, mua bán máy móc thiết bị và vật tư các loại ngành cơ khí - xây dựng;…
Theo kế hoạch, ngày 2-12 An Phú sẽ đưa ra đấu giá bán trên 1,4 triệu cổ phần, tương ứng 23,45% vốn điều lệ với giá khởi điểm là 10.000 đồng/cổ phần. Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, số nhà đầu đăng ký tham gia đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng của An Phú là 9 nhà đầu tư với số lượng đăng ký mua đạt 2,54 triệu cổ phần.
Dự kiến, số tiền thu từ cổ phần hóa của An Phú đạt khoảng 29,8 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí, số tiền nộp vào quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp của công ty mẹ là 25,4 tỷ đồng.