Vay kinh doanh lãi suất chỉ 6,ộngcửavaylãisuấtthấkết quả trận nurnberg5%/năm | |
DNNVV có cơ hội vay trực tiếp Quỹ 2.000 tỷ với lãi suất thấp | |
Lãi suất thấp hại nhiều hơn lợi? | |
SHB dành gần 11.000 tỷ đồng lãi suất thấp cho doanh nghiệp |
Triển khai các gói vay ưu đãi cùng sự đồng hành của ngân hàng sẽ giúp DN nhỏ và vừa phát triển bền vững. |
Đa dạng các gói vay ưu đãi
Từ ngày 1/4, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) triển khai gói vay ưu đãi 3.000 tỷ đồng dành riêng cho DN nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và chuỗi cung ứng, với mức lãi suất dao động 7%/năm, được đánh giá là mức khá cạnh tranh trong các ngân hàng TMCP hiện nay. Ngoài mức lãi suất tốt, khách hàng còn được trải nghiệm thêm nhiều ưu đãi về phí dịch vụ ngân hàng trong thanh toán quốc tế, bảo lãnh và các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền khác. Dự kiến, gói vay này sẽ được giải ngân trong vòng 3 tháng (từ 1/4 - 30/6) với thời gian ưu đãi lên tới 12 tháng.
Ngân hàng Bản Việt cũng dành 1.000 tỷ đồng cho DN nhỏ và vừa vay ưu đãi với lãi suất 8,5%/năm, áp dụng từ nay đến hết 31/12. Cùng với việc cho vay vốn lãi suất ưu đãi, trong thời gian này, khách hàng khi kích hoạt sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Bản Việt còn được miễn phí các dịch vụ thanh toán hóa đơn, quản lý dòng tiền ra vào, in sao kê miễn phí trong 3 tháng. Bên cạnh đó khi chuyển tiền bằng VND qua ngân hàng khác, DN sẽ tiết kiệm chi phí chuyển hơn với phí chuyển hiện tại 8.000 đồng mỗi món.
Ngân hàng HDBank cũng dành 10.000 tỷ đồng vốn vay linh hoạt cho khách hàng cá nhân và khách hàng DN siêu nhỏ trong gói tín dụng “Vay tiền phát lộc” từ nay đến 30/6. Khách hàng tham gia gói tín dụng “Vay tiền phát lộc” có nhiều lựa chọn mức lãi suất, thời gian linh hoạt hấp dẫn, như lãi suất cho vay kỳ đầu chỉ từ 8,5%, thời gian cố định lãi suất cho kỳ đầu lên đến 12 tháng… Các khoản vay mua bất động sản, sản xuất kinh doanh, sản xuất nông nghiệp, mua xe ô tô với tài sản đảm bảo là bất động sản đều có thể tham gia gói vay này. Ngoài ra, khi tham gia gói tín dụng “Vay tiền phát lộc”, khách hàng còn được tham gia mở thẻ tín dụng với hạn mức tối đa lên đến 500 triệu đồng cùng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ưu việt khác do HDBank triển khai.
Trước đó, HDBank cũng triển khai gói sản phẩm vay vốn ưu đãi “Vay nhanh kinh doanh – Tăng nhanh thu nhập” với lãi suất chỉ từ 6,3%/năm. Tham gia gói sản phẩm này, khách hàng còn được cấp thẻ tín dụng tối đa lên đến 300 triệu đồng…
Đôi bên cùng có lợi
Theo Tổng cục Thống kê, trong năm 2018, cả nước có 131.300 DN đăng ký thành lập mới. Song DN Việt Nam chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, nên phải đối diện nhiều khó khăn, rủi ro. Theo báo cáo của Công ty Chứng khoán Rồng Việt, có đến 80% DN mới thành lập không thể tồn tại quá 3 năm. Nguyên nhân chủ yếu xoay quanh nguồn vốn. Một khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, có đến 70% DN nhỏ và vừa chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng. Trong đó, gần 1/3 không thể tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng và 1/3 DN khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Các nguyên do có thể kể đến như DN nhỏ tài sản thế chấp cho các khoản vay không nhiều, không đủ nhu cầu vốn hoặc hệ thống kế toán, tài chính chưa chuẩn mực như các DN lớn. Cộng thêm yếu tố nhiều nhà băng chưa mặn mà với phân khúc khách hàng DN nhỏ và vừa cũng là một điểm khó để các DN chạm tay vào.
Tuy nhiên, câu chuyện này đang dần được thay đổi, nhiều ngân hàng hiện đã xem DN nhỏ và vừa là đối tượng khách hàng trọng tâm. Theo các chuyên gia, việc ngân hàng đẩy mạnh cho vay nhóm DN này sẽ mang lại lợi ích cho cả 2 hai phía, DN dễ dàng tiếp cận vốn để mở rộng kinh doanh, trong khi ngân hàng có thêm nguồn thu nhập ổn định.
Theo số liệu thống kê, hiện chỉ có khoảng 21% DN nhỏ và vừa Việt Nam liên kết được với chuỗi cung ứng toàn cầu, trong khi ở một số nước trong khối ASEAN tỷ lệ này cao hơn nhiều, điển hình tại Thái Lan là trên 30% và ở Malaysia là 46%. Trong đó, nhu cầu thực tế về vốn lưu động của các DN trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và chuỗi cung ứng hiện rất lớn và việc thúc đẩy tài trợ vốn cho các DN nhỏ và vừa của Việt Nam sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế, gia tăng giá trị chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh thị trường tài chính được toàn cầu hóa ngày càng nhiều, những giao dịch dựa trên chuỗi cung ứng liên tục được mở rộng. Do đó, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Ngân hàng OCB đánh giá, việc cung cấp vốn cho DN nhỏ và vừa theo chuỗi giá trị là giải pháp cải thiện năng lực DN mở rộng quy mô theo hướng hiện đại để tiếp tục gia nhập sâu hơn vào hệ thống kinh tế toàn cầu.
Theo ông Tùng, trong hoạt động cho vay của ngân hàng, rủi ro không chỉ nằm ở nhóm DN nhỏ và vừa mà đến từ tất cả khách hàng. Tuy nhiên, "khẩu vị" rủi ro ở từng phân khúc khách hàng sẽ khác nhau. Với DN nhỏ và vừa, rủi ro sẽ được phân tán, nên nợ xấu cũng sẽ được phân tán. Thực tế, với DN nhỏ và vừa, việc cung ứng tín dụng có khó khăn nhất định, nhưng nếu ngân hàng tìm hiểu, phân tích và đồng hành cùng với họ, thì các DN này sẽ lớn dần và ngày càng vững mạnh.