Cho biết tại họp báo thường kỳ Bộ Công Thương chiều nay,ộCôngthươngkhôngkiếnnghịgiahạngiáFITchođiệngiósoi cau.net 30/9, ông Hoàng Tiến Dũng, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho hay, vừa qua đã nhận nhiều kiến nghị của các địa phương về gia hạn giá FIT cho các dự ánđiện gió không kịp vận hành thương mại (COD) trước 31/10/2021 bởi các tỉnh phía Nam - nơi đặt các dự án điện gió - thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 kéo dài, khiến các dự án bị ảnh hưởng.
Vì vậy, các địa phương đã đề xuất gia hạn giá FIT cho các dự án bị tác động bởi Covid-19 thêm 3-6 tháng.
Tuy nhiên, ông Dũng khẳng định, Bộ không xem xét gia hạn hay kiến nghị Chính phủ gia hạn giá ưu đãi cố định (giá FIT) với các dự án điện gió vận hành sau ngày 31/10 tới.
Các dự án xây dựng dở dang nhưng do ảnh hưởng của Covid-19 không kịp vận hành trước ngày 31/10 sẽ có cơ chế xử lý chuyển tiếp nhưng cũng không áp dụng giá FIT. Bộ sẽ đề xuất với cấp có thẩm quyền cơ chế xử lý số dự án này trên nguyên tắc chi phí, vốn đầu tư, vận hành bảo dưỡng nhà máy... để chủ đầu tư thương thảo với bên mua điện, nhằm xác định giá mua điện.
Còn các dự án bắt đầu xây dựng sau ngày 31/10/2021 - thời điểm Quyết định 39 hết hiệu lực - sẽ không được áp dụng hưởng cơ chế giá FIT, thay vào đó sẽ áp dụng cơ chế đấu thầu. Bộ Công Thương vẫn đang trong quá trình nghiên cứu cơ chế giá đấu thầu cho điện gió theo nguyên tắc chủ đầu tư sẽ thương thảo giá mua điện với bên mua điện theo khung giá Bộ Công Thương quy định, công bố hằng năm.
Theo Quyết định 39/2018/QĐ-TTg, giá FIT ưu đãi cho điện gió trên biển là 9,8 cent/kWh (tương đương 2.223 đồng) và trên bờ là 8,5 cent/kWh (khoảng 1.927 đồng). Giá này chưa gồm thuế VAT, được áp dụng cho một phần hoặc toàn bộ nhà máy có ngày vận hành thương mại trước 1/11/2021 và áp dụng trong 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.