【biệt đội titans - mùa 2】Chính phủ Lào ủng hộ và ưu tiên các DN Việt Nam sang đầu tư

thi truong lao

Nhiều doanh nghiệp Việt quan tìm hiểu cơ hội đầu tư và kinh doanh tại thị trường Lào. Ảnh ĐD

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Lào đang ngày càng phát triển. Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy,ínhphủLàoủnghộvàưutiêncácDNViệtNamsangđầutưbiệt đội titans - mùa 2 kim ngạch thương mại Việt – Lào 7 tháng đầu năm 2018 đạt 611,9 triệu USD, tăng 16,63% so với cùng kỳ năm 2017 (524,7 triệu USD).

Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Lào bao gồm: sắt thép và sản phẩm từ sắt thép, phương tiện vận tải, xi măng, sản phẩm từ chất dẻo, dây và cáp điện, rau củ quả... Ngược lại, hàng hóa từ Lào nhập vào Việt Nam chủ yếu là phân bón, gỗ và sản phẩm gỗ, quặng và khoáng sản. Thông qua hoạt động thương mại biên giới, Việt Nam và Lào cũng đã trao đổi được một khối lượng lớn các mặt hàng nông, lâm sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng công nghiệp, khoáng sản và điện.

Nhìn chung, các mặt hàng xuất, nhập khẩu giữa hai nước mang tính bổ sung, không cạnh tranh trực tiếp đã đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng như cho sản xuất của hai bên.

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 5 tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã đầu tư sang 24 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó Lào là địa bàn dẫn đầu với 80,12 triệu USD, chiếm 43,4% tổng vốn đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài. Có được kết quả này là do Chính phủ Lào đã cải thiện rất tốt các thủ tục cấp chứng nhận đầu tư nhanh gọn, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư.

Phát biểu tại hội thảo, ông Somxay Sanamoune - Tổng lãnh sự Lào tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, Chính phủ Lào đang bỏ dần các quy định, thủ tục hành chính rườm rà, giảm thời gian thành lập DN, giảm thuế và tăng cường cơ sở hạ tầng... nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài. DN vì thế được tạo nhiều điều kiện hơn.

Theo nghị định sửa đổi về các đặc khu kinh tế và khu kinh tế chuyên biệt (SEZs) vừa được Chính phủ Lào ban hành, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài còn được hưởng một loạt các ưu đãi về hoãn thuế…

“Việt Nam và Lào gần gũi về địa lý, do đó hoạt động trao đổi về kinh tế cũng như đi lại, xuất nhập khẩu hàng hóa, lao động giữa hai nước rất thuận lợi. Đất nước Lào có nhiều tiềm năng mà các DN Việt Nam có thể hợp tác đầu tư như: thủy điện, chế biến khoáng sản, trồng cây công nghiệp, chế biến nông lâm sản... Bên cạnh đó, Chính phủ Lào rất ủng hộ và ưu tiên các DN Việt Nam” - ông Somxay Sanamoune khẳng định./.

Đỗ Doãn