【ti le keo bong da】Nét văn hóa đặc sắc của hội Lim
“Mấy khi khách đến chơi nhà
Lấy than,ănhoacuteađặcsắccủahộti le keo bong da quạt nước, pha trà người xơi
Trà này ngon lắm người ơi
Người xơi một chén cho tôi bằng lòng”.
Đó là câu hát của người quan họ khi khách đến chơi nhà, và dĩ nhiên khi về thì ...“người ơi, người ở đừng về”!. Người ở miền Nam nếu lần đầu ra dự hội Lim sẽ rất ngạc nhiên với những nét văn hóa trong lễ hội Kinh Bắc này. Bởi, về với hội Lim là về với một trời âm thanh, thơ và nhạc náo nức không gian đến xao xuyến lòng người. Những áo mớ bảy mớ ba, nón ba tầm, quai thao, dải yếm lụa sồi, những ô (dù) lục soạn, khăn đóng, áo cặp the hoa gấm... như ẩn chứa cả sức sống mùa xuân của con người và cảnh vật.
VÀI NÉT VỀ NGUỒN GỐC
Hội Lim là lễ hội lớn đầu xuân vùng Kinh Bắc được tổ chức từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng hàng năm, trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Có giả thuyết cho rằng hội Lim có nguồn gốc từ hội chùa, hội hát, liên quan đến tiếng hát của chàng Trương Chi trong truyền thuyết Trương Chi - Mỵ Nương mà dấu xưa để lại là hình vết dòng sông Tiêu Tương khá rõ ở các làng quê vùng Lim. Hội Lim là hội của những làng xã cổ nằm quanh núi Lim và đôi bờ sông Tiêu Tương. Hội Lim trở thành hội hàng tổng (hội vùng) vào thế kỷ 18. Khi quan trấn thủ xứ Thanh Hóa là Nguyễn Đình Diễn, người thôn Đình Cả, Nội Duệ, xứ Kinh Bắc, có nhiều công lao với triều đình, được phong thưởng bổng lộc đã tự hiến ruộng vườn và tiền của cho tổng Nội Duệ trùng tu đình chùa, mở mang hội hè, gìn giữ thuần phong mỹ tục. Ông còn cho xây dựng trước phần lăng mộ của mình và đặt tên là lăng Hồng Vân trên núi Lim. Do có nhiều công lao với hàng tổng và việc ông đặt hậu ở chùa Hồng Ân nên khi ông mất nhân dân tổng Nội Duệ đã tôn thờ làm hậu thần, hậu Phật hàng tổng. Văn bia lăng Hồng Vân có tên “Hồng Vân từ bi ký” niên đại Cảnh Hưng 30 (1769) hiện giữ ở đình thôn Đình Cả. Tuy vậy, trải qua thời gian, hội Lim đã có nhiều lớp văn hóa, trong đó người ta chỉ tổ chức tế lễ hậu thần vào một dịp là ngày 13 tháng Giêng trùng với hội chùa Lim. Chính vì vậy mà có hội Lim và đây là hội hàng tổng.(*)
LỄ VÀ HỘI LIM
Ngày 13-1 âm lịch hằng năm là ngày hội chính. Hội Lim được mở đầu bằng lễ rước. Đoàn rước với đông đảo người dân tham gia trong những bộ y phục ngày xưa, sặc sỡ sắc màu và cầu kì, đẹp mắt. Trong ngày lễ, có nhiều nghi lễ và tục trò dân gian nổi tiếng, trong đó có tục hát thờ hậu. Buổi sáng ngày 13 tháng Giêng toàn thể quan viên, hương lão, nam đinh của các làng xã thuộc tổng Nội Duệ phải tề tựu đầy đủ tại lăng Hồng Vân để tế lễ. Trong khi tế có nghi thức hát quan họ thờ thần. Để hát thờ, quan họ nam và nữ của tổng Nội Duệ đứng thành hàng trước cửa lăng hát vọng vào.
Quan họ mời trầu - Ảnh T.L