您现在的位置是:Empire777 > Ngoại Hạng Anh

【keo bongda tv】Những “rào cản” khởi nghiệp của thanh niên

Empire7772025-01-10 18:16:22【Ngoại Hạng Anh】8人已围观

简介(CMO) Những năm qua, phong trào làm kinh tế, khởi sự doanh nghiệp, phát triển sản xuất trong lực lượ keo bongda tv

Báo Cà Mau(CMO) Những năm qua, phong trào làm kinh tế, khởi sự doanh nghiệp, phát triển sản xuất trong lực lượng đoàn viên, thanh niên gia tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, trong quá trình khởi nghiệp, lực lượng đoàn viên, thanh niên tỉnh nhà vẫn còn gặp không ít khó khăn.

Đoàn viên Đào Văn Bình (Ấp 6, xã Khánh Hoà, huyện U Minh) với mô hình trồng rau thuỷ canh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, mô hình đòi hỏi nguồn vốn đầu tư cao nên việc nhân rộng còn hạn chế.

Xuất phát từ một thanh niên nông thôn không có kinh nghiệm về kỹ thuật nuôi trồng, dù bước đầu còn nhiều khó khăn nhưng với quyết tâm và niềm đam mê lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương, anh Đào Văn Bình, đoàn viên Chi đoàn Ấp 6, xã Khánh Hoà, huyện U Minh đã vượt qua thách thức khởi nghiệp thành công với mô hình trồng rau thuỷ canh, mang lại thu nhập trung bình 7 triệu đồng/tháng.

Tự "bơi" lập nghiệp

Không chỉ là niềm tự hào của gia đình, anh Bình còn là tấm gương sáng điển hình về phong trào khởi nghiệp tại địa phương để nhiều thanh niên học tập.

Qua quá trình học tập kinh nghiệm và thực tế, anh Bình nhận thấy: “Tỷ lệ thanh niên nông thôn chưa có việc làm khá cao, trong khi đó nguồn lực trợ giúp thanh niên khởi nghiệp tại địa phương có hạn. Không ít thanh niên chưa mạnh dạn thử sức với ý tưởng khởi nghiệp của mình. Bước đầu trên hành trình khởi nghiệp tương đối thành công, tôi mong muốn sẽ có nguồn vốn hợp tác các thanh niên để mở rộng thị trường, tạo điều kiện cho các bạn đoàn viên, thanh niên nhàn rỗi tại địa phương có thêm việc làm”.

Thực tế cho thấy, tuy có nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế, nhưng đa số đều mang tính tự phát, bắt đầu từ những kinh nghiệm truyền thống, thiếu sự trợ giúp về nguồn vốn.

Bên cạnh đó, các mô hình kinh tế còn mang tính chất gia đình, tự phát, chưa được hỗ trợ ứng dụng khoa học - công nghệ, thiếu đầu ra ổn định cho sản phẩm cũng đang là nỗi băn khoăn của thanh niên hiện nay.

Bạn Lâm Hoàng Tuấn, đoàn viên Chi đoàn Ấp 4, xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn, khởi nghiệp từ mô hình dèo cua con. Do chưa ứng dụng kỹ thuật phù hợp, quy mô còn nhỏ lẻ nên nguồn thu nhập hạn chế, trung bình mỗi năm chỉ từ 5-6 triệu đồng. Tuấn bày tỏ: “Tôi bắt đầu mô hình dèo cua con từ vốn của gia đình, sản phẩm chủ yếu đáp ứng nhu cầu tại địa phương. Hiện tại tôi vẫn chưa mở rộng quy mô vì còn phụ thuộc đầu ra. Tôi học hỏi kỹ thuật dèo cua thông qua những lớp tập huấn ở địa phương và kinh nghiệm từ bản thân là chính”.

Rất cần sự hỗ trợ

So với tiềm năng và thực tế phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, việc khởi nghiệp trong thanh niên cần được lưu tâm và thúc đẩy giải quyết tốt hơn. Ngoài nỗ lực của bản thân, dám nghĩ, dám làm, tiên phong trong vấn đề khởi nghiệp, các bạn trẻ rất cần sự quan tâm, hỗ trợ hơn nữa về khoa học - kỹ thuật, đầu ra sản phẩm, đặc biệt là nguồn vốn phát triển sản xuất. Trong khi đó, tỷ lệ thanh niên lập gia đình có hộ khẩu riêng quá ít, đa phần sống chung với cha mẹ nên việc nắm giữ nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách - Xã hội còn hạn chế. Nguồn vốn vay từ Quỹ hỗ trợ quốc gia về việc làm không cho vay nhỏ lẻ với mức dưới 50 triệu đồng, do đó, các bạn đoàn viên, thanh niên còn e dè, chưa mạnh dạn đầu tư khởi nghiệp.

Phó bí thư Huyện đoàn Năm Căn Trần Thanh Nghị cho biết: “Hiện nay, lực lượng thanh niên tại địa phương bỏ đi lao động ngoài tỉnh tương đối nhiều. Muốn thu hút được đoàn viên, thanh niên tham gia công tác Đoàn, phải tạo điều kiện cho họ có công ăn việc làm ổn định. Thời gian qua, đồng hành với phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, Huyện đoàn đã tư vấn các nguồn vốn vay hỗ trợ, tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm những mô hình làm ăn hiệu quả, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật. Tuy nhiên, qua nhiều năm gắn bó, điều trăn trở và khó khăn lớn nhất của thanh niên trong hành trình khởi nghiệp vẫn là nguồn vốn còn hạn chế”.

Khởi nghiệp, với các bạn trẻ, đặc biệt ở nông thôn là hành trình nhiều thách thức. Mong rằng các cấp, ngành sẽ tạo cơ chế, chính sách hỗ trợ vốn sản xuất cho thanh niên nhiều hơn nữa, định hướng những mô hình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và đầu ra sản phẩm ổn định, phù hợp với nhu cầu của thị trường, tạo động lực để thanh niên yên tâm hiện thực hoá ước mơ, hoài bão của mình./.

Kim Chi

很赞哦!(8)