Tổ Công tác gồm 12 thành viên. Trong đó,ộGTVTlậptổcôngtácđặcbiệtkhắcphụcsựcốcầuAnTháleonhacai ông Hoàng Hà, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ làm Tổ trưởng và 2 Tổ phó gồm ông Trần Quốc Toản, Phó Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và ông Lê Đình Long, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Hải Dương.
Ngay chiều 7/3, Tổ công tác do Vụ trưởng Khoa học và Công nghệ Hoàng Hà dẫn đầu đã về hiện trường để sơ bộ đánh giá mức độ hư hỏng của cầu, chỉ đạo công tác khắc phục sự cố, đồng thời đề xuất giải pháp bảo đảm an toàn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa.
Tàu Thành Luân 28 đâm vào dầm cầu An Thái. Ảnh ST
Vụ trưởng Hoàng Hà khẳng định dầm số 4 (dầm ngoài cùng tại khoang thông thuyền) của cầu An Thái bị đâm xuyên, vỡ kết cấu bê tông và đứt bó cáp một đoạn dài. Chỉ cần quan sát bằng mắt thường cũng có thể nhận ra thanh dầm này có hệ số chịu lực bằng không và buộc phải thay thế. Nhưng trước khi thay, các chuyên gia sẽ phải đánh giá thông số an toàn của 3 dầm còn lại và việc này sẽ phải mất 1-3 ngày.
Riêng với tàu 3.000 tấn, ông Hà đề nghị không được cắt cabin, không được kéo ra khỏi cầu bằng mọi cách vì có thể làm các dầm khác bị ảnh hưởng. Trong thời gian chờ được giải phóng, cần cố định vị trí tàu trước sự tác động của thủy triều, kết hợp bơm, hút nước vào các khoang tàu sao cho cân bằng nước trong và ngoài tàu, không đội dầm lên khỏi mặt cầu.
Về phương án đảm bảo an toàn giao thông, ông Hà cho biết, nếu xác định 3 dầm còn lại không ảnh hưởng sẽ bố trí lực lượng phân luồng, phân làn điều tiết giao thông để xe máy, xe thô sơ, người đi bộ, thậm chí cả ôtô 4-5 chỗ vẫn có thể lưu thông bình thường. “Do dầm cầu mới được thiết kế bằng bê tông cốt thép chịu lực nên thời gian thi công cho đến khi hoàn thành có thể mất 2 tháng hoặc hơn. Các phương tiện xe cơ giới (trừ ôtô con) không được phép qua cầu”, ông Hà nói.
Về nguyên nhân gây ra sự cố cầu An Thái, Phó chủ tịch Cương khẳng định lỗi là tàu HP308 quá khổ không được phép lưu thông trên đoạn sông này. Cơ quan Cảnh sát điều tra sẽ làm rõ trách nhiệm của doanh nghiệp, chủ tàu gây tai nạn cũng như các cơ quan quản lý nhà nước (nếu có).
Tổ công tác của Bộ Giao thông Vận tải xác định dầm số 4 cầu An Thái hệ số chịu lực bằng không, buộc phải thay thế. Ảnh ST
Trung tá Mạc Văn Trung, Phó trưởng Phòng CSGT đường thủy, Công an tỉnh Hải Dương cho biết, ngay sau khi sự cố xảy ra, Phòng CSGT đã liên hệ với đơn vị quản lý, bảo trì đường thủy nội địa cử 2 chiếc tàu phối hợp khống chế vị trí tai nạn, hạn chế việc di chuyển gây ảnh hưởng lớn đến thiết kế cây cầu và tổ chức điều tiết, phân luồng giao thông trên sông.
Cầu An Thái nằm trên tỉnh lộ 388 bắc qua sông An Thái nối với sông Cấm (Hải Phòng), lượng tàu bè qua đây rất lớn. Hơn nữa tỉnh lộ 388 là tuyến đường huyết mạch nối giữa QL5 và QL18 đi Quảng Ninh, Bắc Ninh… nên lượng xe cộ qua lại rất nhộn nhịp.
Trước đó, lúc 18h00, ngày 6/3, đã xảy ra vụ tai nạn giao thông đường thủy do tàu Thành Luân 28 tải trọng gần 3.000 tấn lưu thông trên sông An Thái hướng từ Hải Dương tới Hải Phòng khi đi qua cầu An Thái thì phần cabin tàu đã đâm vào cầu.
Thông tin xác định ban đầu, một phần rầm cầu đã có dấu hiệu vỡ và theo đánh giá của các chuyên gia GTVT thì để đảm bảo an toàn của cầu thì chắc chắn phải thay rầm cầu.
Hiện nay Sở GTVT Hải Dương, Công an tỉnh Hải Dương đã điều động các lực lượng CSGT, thanh tra giao thông tới hiện tường tổ chức cứu hộ và phân luồng đảm bảo an toàn giao thông cho người và phương tiện tại khu vực này
Hồng Anh(T/h)
Đường sắt đô thị Hà Nội uốn lượn, Bộ Giao thông vận tải nói gì?