【soi kèo tigres】Hàng xuất khẩu chủ lực trong CPTPP gặp nhiều thách thức

quang

Hoa quả nhập khẩu tràn ngập tại các siêu thị Việt Nam

Nông thủy sản,àngxuấtkhẩuchủlựctrongCPTPPgặpnhiềutháchthứsoi kèo tigres dệt may hưởng ưu đãi thuế

CPTPP được coi là Hiệp định thương mại tự do lớn thứ ba thế giới hiện nay với tổng GDP hơn 10.000 tỷ USD, chiếm khoảng 13,5% GDP toàn cầu và khoảng 14% tổng thương mại thế giới. Đây là Hiệp định có những tiêu chuẩn cao, tham vọng, toàn diện, với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ tạo việc làm; tăng cường đổi mới, tăng năng suất, và sức cạnh tranh ở các nước ký kết. Mục tiêu cuối cùng là mở cửa thương mại và hội nhập cho toàn khu vực. Việc thực thi và khai thác CPTPP, cùng với các FTA khác, được kỳ vọng sẽ kéo theo những chuyển dịch mới cả về kinh tế và địa chính trị khu vực cũng như trên thế giới.

Các quy định về xuất khẩu hàng hóa ngày càng khắt khe, sức ép cạnh tranh về giá, về tiêu chuẩn về chất lượng, đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa cũng là thách thức không nhỏ với Việt Nam.

Theo Bộ Tài chính, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam được hưởng thuế suất 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực hoặc sau 3 - 5 năm như nông sản, thủy sản, một số mặt hàng dệt may, giày dép, đồ gỗ, hàng điện, điện tử, cao su... Đa số mặt hàng thủy sản có thế mạnh của Việt Nam được hưởng thuế suất 0% ngay sau khi hiệp định có hiệu lực như các mặt hàng cá ngừ vây vàng, cá ngừ sọc dưa, cá kiếm, một số loài cá tuyết, surimi, tôm, cua ghẹ... Mặt hàng rau quả, cam kết mức thuế 0% vào năm thứ 3 hoặc năm thứ 5 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.

Thuế xuất khẩu của Việt Nam sang một số nước được ưu đãi thấy rõ. Ví dụ tại Australia, 93% số dòng thuế, tương đương 95,8% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (trị giá khoảng 2,9 tỷ USD) sẽ được xóa ngay, còn lại sẽ được xóa chậm nhất vào năm thứ 4. Với Canada, mặt hàng nông sản, điện, điện tử của Việt Nam được xóa bỏ phần lớn thuế quan ngay thời điểm bắt đầu triển khai cam kết. 42,9% kim ngạch xuất khẩu dệt may được hưởng thuế 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Các mặt hàng dệt may được xóa bỏ 100% thuế vào năm thứ 4…

Đảm bảo nguồn gốc xuất xứ cho hàng hóa

Theo Ths. Nguyễn Trần Minh Trí, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), CPTPP có hiệu lực, các doanh nghiệp FDI dễ hưởng lợi hơn các doanh nghiệp trong nước vì có thế mạnh về vốn, công nghệ và tham gia các chuỗi cung ứng trên phạm vi toàn cầu. Các doanh nghiệp trong nước vốn nhỏ, công nghệ trình độ thấp hơn, tiếp cận sẽ khó khăn hơn. Hàng nông sản là thế mạnh của Việt Nam xuất khẩu đi các nước, song chúng ta cũng phải đối mặt với thực tế là hàng nông sản của các nước có điều kiện thâm nhập vào Việt Nam, cạnh tranh với hàng trong nước, ép giá, mất thị phần, làm giảm thu nhập của nông dân và doanh nghiệp.

Bà Trương Kim Thoa, Viện Kinh tế Tài chính cho rằng, trước áp lực thuế suất 0% đối với một số mặt hàng nông thủy sản, thực phẩm, cần thiết phải thay đổi tư duy quản lý và kinh doanh, không chỉ xuất khẩu mà còn phải chú trọng tới cả việc đáp ứng nhu cầu trong nước và cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoại trên thị trường Việt Nam. Bởi trên thực tế, nhiều công ty của nước ngoài sang Việt Nam làm nông nghiệp rồi xuất khẩu lại chính quốc gia của họ. Đây cũng là vấn đề được nhiều chuyên gia kinh tế, các nhà quản lý khuyến cáo đối với các doanh nghiệp Việt.

Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam không bị cạnh tranh lớn với các thị trường trong khối, song các yêu cầu trong CPTPP lại cao hơn WTO, trong đó yêu cầu về sở hữu trí tuệ, bảo vệ người lao động, phòng chống tham nhũng cũng chặt chẽ hơn. Do đó, để đáp ứng được những tiêu chuẩn nghiêm ngặt này, các cơ quan quản lý cần sớm sửa đổi các quy định phù hợp với cam kết trong CPTPP.

Cùng với mặt hàng nông thủy sản, dệt may, da giày vẫn được xem là một trong những ngành hưởng lợi nhất khi CPTPP có hiệu lực, do đó chúng ta cần tận dụng triệt để thế mạnh này trong thu hút đầu tư cũng như thúc đẩy xuất khẩu. Song, hiện nguồn cung ứng nguyên phụ liệu, xuất xứ cho ngành dệt may rất hạn chế. Yêu cầu trong CPTPP là xuất xứ của hàng dệt may phải từ sợi (thay vì từ vải như một số hiệp định khác), trong khi các doanh nghiệp trong nước chưa đầu tư được nhiều vào khâu sợi dệt nhuộm. Hiện 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, EU, Nhật, thì chỉ Nhật có trong CPTPP và lâu nay thị trường này đã có nhiều thuận lợi. Điều doanh nghiệp cần nhất lúc này là tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ, đẩy mạnh đầu tư vào khâu xuất xứ cho nguyên phụ liệu, trong đó rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước.

Minh Anh