Những vấn đề nóng của ngành GTVT đã được Bộ trưởng Đinh La Thăng giải đáp trong chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời số cuối cùng của tháng 6. Trong lần này,ộtrưởngĐinhLaThăngChỉchuyểnnhượngkếtcấuhạtầngkhôngbánsânbayPhúQuốkqbd kashima antlers những bức xúc nhất hiện nay liên quan đến ngành được Bộ trưởng Thăng nói rõ ràng và qua đó nhiều bạn đọc cảm thấy rất "hả hê" với những thắc mắc bấy lâu nay không được giải đáp.
Không ít người đã từng nhận định, Bộ trưởng Đinh La Thăng vốn là một vị "Tư lệnh" ngành có nhiều phát ngôn và việc làm "gây sốc". Sốc bởi vì ông nói thẳng và làm ngay. Đã có không ít trường hợp ông "trảm tướng" vì quản lý và làm kém. Nhưng dù sao những hành động và việc làm của Bộ trưởng Thăng đang đi vào lòng dân, được công chúng đón nhận và ủng hộ.
Trong chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời mới đây, giải đáp thắc mắc liên quan đến việc đường vừa làm xong đã bị lún, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng, nhà đầu tư, nhà thầu không ai muốn con đường làm xong bị hằn lún cả, bởi vì thời hạn bảo hành trước đây từ 1-2 năm đã được nâng lên thành 4 năm. Khi để xảy ra hiện tượng hằn lún, nhà đầu tư, nhà thầu phải bỏ tiền ra để làm lại. Khi hằn lún, Hội đồng nghiệm thu sẽ không nghiệm thu và không cho thu phí. Điều này sẽ ảnh hưởng tới nhà đầu tư, nhà thầu.
"Chúng tôi đang tập trung rà soát lại toàn bộ các quy chuẩn, quy phạm về thiết kế, kiểm soát chặt chẽ đầu vào từ nhựa đường, vật liệu, quy chuẩn thiết kế cấp phối bê tông, kiểm soát tải trọng xe để hạn chế thấp nhất tình trạng hằn lún này", Bộ trưởng Thăng nói.
Liên quan đến vấn đề phí chồng phí, ông Thăng cho rằng: "Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, phí đường bộ dùng để bảo trì các đường quốc lộ, đường địa phương do ngân sách Nhà nước đầu tư. Phí thu khi đi qua các trạm BOT dùng để hoàn vốn và bảo trì cho các dự án BOT đó. Mỗi loại phí có phương thức, nội dung và mục đích khác nhau. Do đó, không thể có chuyện phí chồng phí được".
Đặc biệt, gần đây nhiều cử tri, và người dân lo lắng liên quan đến việc có thông tin Bộ GTVT sẽ trình Chính phủ phương án bán sân bay Phú Quốc. Sân bay được coi không chỉ đơn thuận khai thác thương mại mà còn là một điểm quan trọng liên quan đến quốc phòng và an ninh của đất nước. Bộ trưởng Đinh La Thăng đã khẳng định: "Tôi xin được nói lại đây không phải là bán sân bay Phú Quốc, mà đây là một hình thức chuyển nhượng kết cấu hạ tầng hàng không đã được quy định trong Luật và các văn bản hướng dẫn. Do đó, chỉ chuyển nhượng quyền khai thác cảng hàng không thôi. Còn quyền sở hữu hạ tầng hàng không, quyền sở hữu đất, nhiệm vụ của cơ quan quản lý Nhà nước không được chuyển giao cho nhà đầu tư mới. Việc chuyển nhượng này cũng phải bảo đảm vấn đề quốc phòng - an ninh".
Theo Bộ trưởng Thăng, những hạng mục kết cấu hạ tầng hàng không có liên quan, dùng chung cho mục đích dân sự và quân sự đóng vai trò quan trọng thì không chuyển nhượng. Thực ra, trên thế giới hay trong khu vực thì họ làm lâu rồi nhưng đối với nước ta là việc mới. Do đó, Bộ GTVT đã trình Thủ tướng Chính phủ cho phép làm thí điểm.
Cũng liên quan đến vấn đề sân bay Phú Quốc, một thương nhân thường xuyên đi tuyến Hà Nội-Phú Quốc băn khoăn sau khi chuyển giao thì liệu tư nhân có tự ý tăng giá với các hãng hàng không để rồi các hãng lại tăng giá vé cho hành khách hay không? Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định: "Toàn bộ giá cả đều được Nhà nước, cụ thể là Bộ Tài chính quản lý, quy định khung giá dịch vụ hàng không và phi hàng không. Do đó, nhà đầu tư được nhượng quyền khai thác Cảng hàng không Phú Quốc chẳng hạn, sau một thời gian nhất định phải chuyển trả lại Nhà nước. Giá cả phải được thực hiện theo đúng quy định của Bộ Tài chính chứ không được quyền nâng giá. Tóm lại, việc chuyển nhượng không dẫn đến độc quyền, không dẫn đến khả năng một nhà đầu tư có quyền chi phối được nâng giá cả dịch vụ hàng không cũng như phi hàng không".
Trước đó đề xuất bán, chuyển nhượng sân bay Phú Quốc được Bộ GTVT đưa ra tại cuộc họp về xã hội hoá đầu tư hạ tầng hàng không. Theo đề xuất, với việc bán sân bay Phú Quốc hay nhượng quyền khai thác sân bay, nhà đầu tư sẽ vận hành, khai thác công trình có hiệu quả và trả lại nhà nước sau một thời gian nhất định. Nhà nước sẽ thu hồi được một khoản kinh phí xác định, và nguồn kinh phí này có thể dùng để đầu tư một số công trình trọng điểm, giảm áp lực cho ngân sách nhà nước…
Bộ trưởng Thăng cho biết, hình thức chuyển nhượng, bán quyền khai thác sân được thế giới và nhiều nước trong khu vực làm từ lâu. Tuy nhiên với Việt Nam lại chưa có tiền lệ.
“Do đó Bộ Giao thông vận tải trình Chính phủ làm thí điểm theo đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước là xã hội hóa đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trong đó có hạ tầng hàng không nhưng vì đây là vấn đề mới phải hết sức thận trọng, có tổng kết đánh giá rồi mới tiến hành nhân rộng”, Bộ trưởng Thăng cho hay.
Cảng Hàng không Phú Quốc nằm ở phía Nam đảo Phú Quốc hoàn thành việc đầu tư xây dựng mới, hiện đại vào năm 2012 với tổng mức đầu tư 3.922 tỷ đồng do ACV tự huy động. Sân bay có nhà ga hành khách 2 cao trình với tổng diện tích sàn là 24.325 m2, công suất thực tế là 4 triệu hành khách/năm.