【vđqg brazil】Nợ công an toàn hay không là ở hiệu quả sử dụng
* Thưa ông,ợcôngantoànhaykhônglàởhiệuquảsửdụvđqg brazil nợ công hiện đang được nhắc đến nhiều với những lo ngại như là số nợ đang tăng, vốn vay sử dụng chưa hiệu quả, ông đánh giá điều này thế nào?
- Đúng là nợ công tăng nhanh, đến cuối 2014 này dư nợ công của chúng ta đã lên đến 60,3% GDP. Nếu tính hết tất các khoản nghĩa vụ phải trả nợ của ngân sách Nhà nước như hoàn thuế GTGT, nợ bù chênh lệch lãi suất của Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, quỹ Bảo hiểm xã hội… thì dư nợ công của chúng ta chiếm tỷ trọng cao hơn một chút nữa.
Đánh giá về việc nợ công đã đe dọa đến an ninh tài chính quốc gia chưa, thì nếu tính đến 31/12/2015 với bội chi ngân sách dự kiến 5% GDP, thì nợ công sẽ chiếm 64% GDP, tức là xấp xỉ dưới ngưỡng cho phép là 65% GDP.
Tuy nhiên, đây chỉ là một tiêu chuẩn để đánh giá thôi, căn cứ quan trọng nhất là khả năng trả nợ, nợ của chúng ta có thể trên 65%, nhưng nếu nguồn vốn đó được sử dụng có hiệu quả thì khả năng bảo tồn vốn và thanh toán nợ trong nước và quốc tế là hoàn toàn tốt.
* Có ý kiến lo ngại việc tiếp tục vay ODA làm tăng thêm gánh nặng nợ công, ý kiến ông thế nào?
- Gánh nặng nợ phải tính trên tổng GDP. Mặt khác vay ODA nhiều lợi thế hơn huy động trong nước. Trong vài năm gần đây, chúng ta thường phải huy động trên 400.000 tỷ đồng. Huy động từ thị trường trong nước vẫn được thực hiện bởi hệ thống ngân hàng và tốc độ huy động cao hơn tốc độ cho vay nên phần lớn nguồn huy động trái phiếu Chính phủ (TPCP) là thông qua các ngân hàng.
Nếu vay được ODA để đảo nợ, giảm vay trong nước là điều tốt. Vay ưu đãi ODA có lợi thế hơn vay trong nước là thời hạn vay dài, lãi suất thấp. ĐB Bùi Đức Thụ |
Tuy nhiên, vay trong nước là vay thương mại lãi suất cao, tỷ trọng vay ngắn hạn lớn, mà ngân sách cần vốn đầu tư trung và dài hạn. Do vậy áp lực đối với nghĩa vụ trả nợ hàng năm rất cao.
Như năm 2014, chúng ta phải trả nợ hơn 26%. Năm 2015, nếu trả đúng hạn thì lên đến 280.000 tỷ đồng. Trong khi đó cân đối ngân sách dành để trả nợ là 150.000 tỷ đồng.
Do vậy, nếu vay được ODA để đảo nợ, giảm vay trong nước là điều tốt. Vay ưu đãi ODA cũng như các khoản vay khác có lợi thế hơn vay trong nước là thời hạn vay dài, lãi suất thấp, một số dự án có thời gian ân hạn cao.
* Thưa ông, trong lúc nhiều ý kiến lo lắng về nợ công, thì dường như các nhà đầu tư nước ngoài không nghĩ vậy, minh chứng là Việt Nam đã bước ra khỏi ngưỡng thu nhập thấp nhưng nguồn ODA cho chúng ta vẫn cao. Các tổ chức tài chính nước ngoài, nhà đầu tư vẫn đánh giá chúng ta an toàn thì họ mới cho vay, mới đầu tư vào chúng ta. Ông nghĩ thế nào về điều này?
- Như tôi đã nói, mức dư nợ công tiến sát trần là một trong những tiêu chí để xem xét, còn nợ công có áp lực, có nguy hiểm với an ninh tài chính quốc gia chưa thì cần phải xem xét nhiều yếu tố khác. Trên thế giới, nhiều nước có mức dư nợ công lớn hơn gấp rưỡi, gấp đôi chúng ta, nhưng thế giới đánh tín nhiệm của họ vẫn cao, vay dễ. Vấn đề đặt ra là quản trị nền tài chính công phải hiệu quả.
Có điều nữa là nước ta đã là nước thu nhập trung bình, việc huy động bằng nguồn ODA ngày càng khó khăn. Hướng sắp tới là ngoài ODA, chúng ta phải tìm các nguồn ưu đãi hơn, để vay phát triển kinh tế. Chính phủ cũng đã chỉ đạo Bộ Tài chính bắt đầu làm đề án phát hành TPCP ra nước ngoài.
* Mới đây các hãng đánh giá tín dụng như Moody’s, S&P đều nâng mức đánh giá tín nhiệm cho Việt Nam. Vậy điều kiện này đã phù hợp để Chính phủ đứng ra huy động vốn trên thị trường quốc tế hay chưa, thưa ông?
- Các tổ chức quốc tế đánh giá tín nhiệm với nền kinh tế chứ không riêng nợ công, như kênh tín dụng ngân hàng, nợ xấu, tiềm lực của Nhà nước, đặc biệt là dự trữ ngoại hối. Sắp tới khi đàm phán TPP có kết quả thì cơ hội cho xuất nhập khẩu sẽ tăng mạnh.
Các nước nhìn thấy rất rõ chuyện đó, họ cũng thấy ưu thế của Việt Nam là hệ thống chính trị ổn định, môi trường đầu tư yên tâm, kinh tế tăng trưởng 5,8% cũng là mức cao so với thế giới. Một số lợi thế như cơ sở hạ tầng về tin học, thanh toán quốc tế, ngân hàng… trong 5 năm gần đây đã thay đổi tương đối nhanh. Các đường bay quốc tế mở ra nhiều tạo thuận lợi cho nhà đầu tư.
Với những thay đổi như vậy, cùng với chính sách mở cửa hơn về đầu tư, tỷ lệ động viên từ thuế và phí giảm rất nhiều, đó là điều được các tổ chức nước ngoài đánh giá cao.
* Xin cảm ơn ông!
Hoàng Yến