【giải bóng đá chuyên nghiệp anh u21】Mỹ muối mặt vụ Snowden đào thoát
Washington có vẻ đã phạm những sai lầm cơ bản trong việc truy lùng nhân vật gây khó chịu cho mình.
* Ecuador đang xem xét đơn xin tị nạn của Snowden
Cho đến cuối ngày hôm qua,ỹmuốimặtvụSnowdenđgiải bóng đá chuyên nghiệp anh u21 đích đến cuối cùng của cựu nhân viên NSA Edward Snowden là Ecuador, Cuba hay Venezuela vẫn chưa xác định được. Có vẻ chính quyền Washington đã phạm những sai lầm cơ bản để “lọt lưới” nhân vật đang gây khó chịu cho mình.
Bí ẩn về chuyến đi của Snowden càng tăng thêm khi nhân vật này không có mặt trên chuyến bay từ Matxcơva đi Havana như dự định.
Các nhà báo đưa ảnh chân dung Snowden hỏi hành khách đi chuyến bay Hong Kong - Matxcova ngày 23-6
Hãng tin Interfax của Nga, nổi tiếng với các nguồn tin an ninh, trích một nguồn tin nói Snowden có khả năng đã rời khỏi nước Nga, chỉ có điều không đi trên chuyến bay như dự định ban đầu. Chuyến bay rời sân bay Sheremetyevo với một số lượng lớn phóng viên, những người mua vé với hi vọng bám theo Snowden trên chuyến đi, mà không hề có nhân vật chính. Ngay khi máy bay cất cánh, Interfax trích nguồn tin an ninh và Hãng Aeroflot nói Snowden không có trên chuyến bay.
Các nguồn tin an ninh Nga nói họ không có lý do gì để bắt Snowden, người chỉ là một “hành khách quá cảnh bình thường” và chưa hề đi qua biên giới. Julian Assange, nhà sáng lập WikiLeaks, trong một cuộc phỏng vấn từ London thì nói Snowden vẫn “khỏe và an toàn” dù từ chối tiết lộ Snowden đang ở đâu.
AFP đánh giá việc Snowden có mặt ở Matxcơva là món quà bất ngờ của giới gián điệp Nga. Các chuyên gia đều nói tình báo Nga đã thẩm vấn Snowden tại sân bay.
“Tình báo và phản gián Nga sẽ hỏi rất nhiều một nhân vật có nhiều thông tin như vậy - một cựu nhân viên đặc vụ Nga nói với Interfax - Tôi tin anh ta sẽ có một tối bận rộn”.
Quyết định của Bắc Kinh?
Các nguồn tin của New York Times (NYT, Mỹ) cho rằng chính quyền Trung Quốc có tiếng nói quyết định trong việc để Snowden rời khỏi Hong Kong - cách mà Bắc Kinh cho là giúp mình tránh cuộc khủng hoảng đối ngoại kéo dài trong quan hệ với Mỹ.
Giới phóng viên tụ tập chờ săn tin tức về Snowden tại sân bay Matxcova
Dù Hong Kong có hệ thống tư pháp độc lập với Bắc Kinh, nhưng giới quan sát tin rằng các vấn đề liên quan chính sách đối ngoại vẫn do Bắc Kinh quyết định và lãnh đạo Trung Nam Hải đã áp dụng quyền này trong vụ Snowden. Theo NYT, việc Snowden rời đi giúp Bắc Kinh giải quyết hai vấn đề: tránh mối quan hệ Mỹ - Trung rơi vào cuộc đấu pháp lý kéo dài và tránh một quyết định gây phật ý đa số dư luận Trung Quốc, nơi phần lớn đều coi cựu nhân viên NSA Snowden như anh hùng.
Jin Canrong, giáo sư về quan hệ quốc tế của ĐH Nhân dân ở Bắc Kinh, nói với tờ NYT: “Ở hậu trường, chắc chắn có sự phối hợp giữa chính quyền Hong Kong và Bắc Kinh”. Một người biết việc tham vấn giữa Hong Kong và Trung Quốc đại lục bình luận: giới chức Trung Quốc “cảm thấy nhẹ nhõm vì anh ta đã đi... Hai chính phủ đều không muốn trục trặc trong quan hệ”.
Một chi tiết bất thường được Reuters nêu là việc một nhân vật tự xưng đại diện cho chính quyền Hong Kong đã chủ động khuyên Snowden “nên rời vùng lãnh thổ này”. “Đây là động thái vô cùng khác thường” - ông Albert Ho, luật sư của Snowden ở Hong Kong, bình luận.
Trong khi đó, các nguồn tin tình báo của NYT cho rằng Trung Quốc đã lấy được các thông tin tình báo mà Snowden lưu trữ trên bốn máy tính xách tay mang theo khi anh này còn ở khách sạn tại Hong Kong. Vì lý do này, Trung Quốc không còn cần Snowden ở lại!
Sai lầm và muối mặt
Ông David H.Laufman, cựu công tố viên Liên bang Mỹ, cho rằng chính quyền Obama đã mắc ít nhất hai sai lầm. “Điều khiến tôi ngạc nhiên là Bộ Ngoại giao Mỹ không hủy hộ chiếu anh ta ngay khi các cáo buộc được đưa ra hôm 14-6 - ông Laufman nói - Họ bỏ lỡ cơ hội giữ anh ta lại”. Một điểm nữa làm ông Laufman ngạc nhiên là quyết định công bố các cáo trạng hôm 21-6, điều được cho có thể thúc đẩy Snowden quyết định sớm đào tẩu. Về quy trình, thường hồ sơ các vụ án lớn chỉ được công bố sau khi chính quyền bắt được nghi can.
Cuộc đào tẩu của Snowden khỏi Hong Kong là cú muối mặt lớn của chính quyền Mỹ. Washington cuối cùng cũng đã hủy hộ chiếu của Snowden nhưng chỉ một ngày trước khi cựu nhân viên NSA này rời Hong Kong. Snowden được cho là rời Hong Kong bằng giấy thông hành đặc biệt dành cho người tị nạn được Ecuador cấp cách đây một tuần.
Chính quyền Obama rõ ràng vô cùng tức giận với cú vuốt mũi. Bộ Tư pháp Mỹ trong một thông cáo nói “Mỹ thất vọng và không đồng ý với quyết định của chính quyền Hong Kong” để cho Snowden thoát đi.
Bộ Tư pháp Mỹ bác bỏ thông tin của Hong Kong về chuyện họ thiếu thông tin trong tờ khai dẫn độ. “Trong suốt các cuộc trao đổi hôm thứ sáu (21-6), không lúc nào chính quyền Hong Kong nêu vấn đề thiếu giấy tờ trong đề nghị của Mỹ - thông cáo của Bộ Tư pháp Mỹ nói - Vì vậy, chúng tôi thấy quyết định của họ đặc biệt có vấn đề”.
Mỹ hôm qua cũng liên lạc với Nga và một loạt nước mà Snowden dự kiến đi qua với hi vọng có thể dẫn độ cựu nhân viên NSA này về nước.
Trong một thông cáo, người phát ngôn của Hội đồng an ninh quốc gia Caitlin Hayden nói hi vọng có được sự hợp tác từ Matxcơva vì Mỹ từng “trao trả một loạt tội phạm nghiêm trọng theo yêu cầu của Chính phủ Nga” cũng như việc hợp tác trong vụ đánh bom ở Boston gần đây.
Sự giận dữ của phía Mỹ là thấy rõ. Thượng nghị sĩ Charles Schumer của New York, nhân vật số 3 của phe Dân chủ tại Thượng viện, cho rằng Tổng thống Putin biết rõ và đã phê chuẩn cho việc Snowden bay tới Nga. Ông cáo buộc trên CNN: “Putin luôn muốn chọc tay vào mắt Mỹ, trước là Syria, Iran và giờ đương nhiên là Snowden”.
Fyodor Lukyanov, nhà phân tích đối ngoại hàng đầu ở Nga, bình luận rằng cách ứng xử của Kremlin nhằm “gửi thông điệp chúng tôi cũng chơi lá bài như anh - anh bảo vệ những nhân vật đối lập và nhân vật nhân quyền, giờ anh cũng phải chịu vậy”. Hãng tin Interfax trích một nguồn tin nói chính quyền Nga đã có những biện pháp khác thường để bảo vệ Snowden tại khu vực quá cảnh.
Ecuador đang xem xét đơn xin tị nạn của Snowden Ngoại trưởng Ecuador Ricardo Patino, người đang ở Hà Nội trong chuyến thăm Việt Nam theo lời mời của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, khẳng định với báo giới ngày 24-6 là Chính phủ Ecuador đã nhận được đơn xin tị nạn chính trị của Edward Snowden. Ông cho biết Ecuador sẽ có quyết định “đúng thời điểm dựa trên hiến pháp, luật pháp, chính trị quốc tế và chủ quyền”. Ông Patino nói Ecuador cũng liên lạc với Chính phủ Nga, đồng thời cân nhắc góc độ của Chính phủ Mỹ về vụ việc. Tại buổi họp báo hôm qua, ông Patino đã đọc đơn xin tị nạn của Snowden, đồng thời xem xét các cáo buộc phản quốc chống Snowden của Mỹ. Ông nói rõ ràng việc Mỹ do thám các quốc gia khác là một sự xâm phạm các quyền đối với toàn thế giới. Ông cũng nói thêm Mỹ đã nhiều lần đề nghị Ecuador di lý những người mà Mỹ truy tìm nhưng “nếu chúng tôi không chuyển ai đó đi là vì chúng tôi có quyền làm vậy”. “Các nguyên tắc nhân quyền cần được đặt lên trên các lợi ích khác - ông Patino nói - Đương nhiên chúng tôi sẽ cân nhắc hậu quả các quyết định nhưng sẽ hành động theo các nguyên tắc của chúng tôi”. HƯƠNG GIANG |
(Theo TNO)