Thông qua Luật Giá (sửa đổi),ốchộithôngquaLuậtGiásửađổiNhiềukỳvọfk qarabag vs giữ quy định về giá trần dịch vụ hàng không nội địa |
Công tác quản lý giá phải góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội. Ảnh: ST |
Loại bỏ các quy định gây vướng mắc
Tại Kỳ họp thứ 4 và Kỳ họp thứ 5, Quốc hội có chương trình thảo luận về Dự án Luật Giá (sửa đổi). Vì thế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách phối hợp với cơ quan soạn thảo (Bộ Tài chính), Thường trực Ủy ban Pháp luật và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, nghiêm túc tiếp thu, giải trình đầy đủ tất cả các ý kiến và chỉnh lý, hoàn thiện Dự thảo Luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua.
Nhờ vậy, nhiều ý kiến nhận định, Luật Giá (sửa đổi) đã loại bỏ các quy định gây vướng mắc, tạo sự minh bạch trong quản lý nhà nước về giá, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, phù hợp với thông lệ quốc tế. Luật cũng đã chỉnh lý, hoàn thiện theo hướng thể hiện rõ hơn nữa nguyên tắc thị trường trong quản lý giá, nguyên tắc định giá của Nhà nước cũng như quy định đúng bản chất hoạt động thẩm định giá… Luật Giá (sửa đổi) cũng làm rõ quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, nhất là đối với việc tự định giá hàng hóa, dịch vụ của mình; quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý giá…
Luật Giá (sửa đổi) sau khi tiếp thu, chỉnh lý được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2023 gồm 8 chương, 75 điều quy định về quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng trong lĩnh vực giá; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về giá, thẩm định giá; hoạt động quản lý, điều tiết giá của Nhà nước; tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường, cơ sở dữ liệu về giá; thẩm định giá; thanh tra chuyên ngành về giá, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá; điều khoản thi hành…
Nhận xét về Luật Giá (sửa đổi), ông Trần Văn Lâm, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang, Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội nêu rõ, về nguyên tắc chung, Luật Giá được xác định là công cụ để nhà nước quản lý giá và điều tiết về giá, nguyên tắc giá do thị trường định giá. Nhà nước chỉ can thiệp để điều tiết, quản lý trong những điều kiện đặc thù.
Theo các chuyên gia, trong thời gian qua, nhờ các công cụ quản lý điều tiết giá, giá xăng dầu và giá các mặt hàng khác đã được Chính phủ quản lý điều tiết tạo ra sự bình ổn, ổn định kinh tế vĩ mô. Trong khi các nước như châu Âu, Mỹ và nhiều nước khác lạm phát, giá cả rất cao, nhưng Việt Nam vẫn giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát là nhờ Chính phủ đã sử dụng các công cụ quản lý điều hành để đạt được kết quả, đạt được mục tiêu.
Vì thế, tại Luật Giá (sửa đổi), những quy định về quỹ bình ổn giá và danh mục hàng hóa bình ổn nhận được nhiều sự quan tâm. Theo đó, Luật quy định: bình ổn giá là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện các giải pháp, biện pháp theo quy định của Luật nhằm ổn định giá hàng hóa, dịch vụ khi giá biến động bất thường trong một khoảng thời gian nhất định. Đồng thời, để bảo đảm công khai, minh bạch, tăng cường trách nhiệm quản lý, điểm đ khoản 1 Điều 19 Luật Giá quy định: “Chính phủ quyết định việc lập quỹ bình ổn giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá; quy định về quản lý, trích lập, chi sử dụng quỹ bình ổn giá và chịu trách nhiệm bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng quỹ”.
Trong trả lời cử tri vừa qua, Bộ Tài chính cho biết, việc củng cố các biện pháp bình ổn giá theo hướng tăng cường trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương để kịp thời ổn định mặt bằng giá hàng hóa, dịch vụ trong các trường hợp khẩn cấp cũng là một điểm mới của Luật Giá (sửa đổi) nhằm hướng đến việc bảo vệ quyền, lợi ích của người dân, đảm bảo an sinh xã hội. Bên cạnh đó, các biện pháp về kê khai giá, niêm yết giá cũng được quy định rõ tại Luật nhằm đảm bảo các biện pháp kiểm soát gián tiếp đối với giá hàng hóa, dịch vụ; hướng đến tăng cường công khai, minh bạch trong việc mua, bán, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh tế, trong đó có quyền, lợi ích của người dân, nhất là người dân nghèo.
Chặt chẽ hơn để quản hoạt động thẩm định giá
Luật Giá (sửa đổi) lần này cũng sửa đổi, bổ sung nhiều quy định liên quan đến hoạt động thẩm định giá, quy định chặt chẽ hơn về điều kiện thẩm định viên về giá, siết chặt điều kiện hoạt động của doanh nghiệp và chi nhánh doanh nghiệp nhằm tạo hàng rào kỹ thuật ngăn tiêu cực từ một lĩnh vực tương đối nhạy cảm... Luật cũng đưa ra quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực giá, thẩm định giá, như: loan tin, đưa tin không đúng sự thật, không chính xác; lợi dụng tình trạng khẩn cấp, sự cố… để tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ không phù hợp nhằm trục lợi; ký chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá không đúng với lĩnh vực chuyên môn, thông báo của cơ quan nhà nước về lĩnh vực được phép hành nghề của doanh nghiệp thẩm định giá…
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá là hoạt động tư vấn xác định giá trị bằng tiền của tài sản trên cơ sở giao kết hợp đồng dân sự giữa doanh nghiệp thẩm định giá và khách hàng thẩm định giá, mang tính chất như là hoạt động “bán lời khuyên”. Trường hợp có dấu hiệu sai phạm về tuân thủ chuẩn mực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp sẽ có kiểm tra giám sát việc tuân thủ và xử lý sai phạm, với các mức phạt từ dân sự, hành chính đến xử lý hình sự.
Theo đánh giá của Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, việc thẩm định giá giá trị doanh nghiệp và tài sản tài chính đòi hỏi người hành nghề phải có kiến thức rất sâu về kế toán và phân tích tài chính. Do vậy, việc chuyên môn hóa hoạt động của thẩm định viên được kỳ vọng góp phần nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định giá theo hướng chuyên nghiệp, hạn chế tiêu cực.