【mu vs brenford】Kỳ 2: Làng rèn An Tiêm tìm đường xuất ngoại
>> Kỳ 1: Vươn lên làm giàu từ chính mảnh đất quê hương
Nơi đây từ lâu đã nổi tiếng với nghề rèn truyền thống,ỳLàngrènAnTiêmtìmđườngxuấtngoạmu vs brenford phát tích từ năm 1288, khi Hưng Đạo Đại Vương lập doanh trại và tổ chức xưởng rèn chuẩn bị vũ khí cho quân đội đánh đuổi giặc. Trải qua bao thăng trầm, người dân thôn An Tiêm hôm nay một lòng giữ nghề Tổ và tìm đường đưa sản phẩm xuất ngoại.
Giữ lửa nghề Tổ
Không khó để chúng tôi tìm đến xưởng rèn của anh Phạm Ngọc Trìu, một trong 3 cơ sở sản xuất lớn của thôn An Tiêm, xã Thuỵ Dân, huyện Thái Thụy, bởi tiếng đánh búa, cán sắt rộn rã thôn quê. Anh Phạm Ngọc Trìu - Chủ xưởng còn khá trẻ, dừng tay búa khi đang cặm cụi tạo hình cho mẫu dao mới tiếp chúng tôi.
“Sinh ra và lớn lên ở vùng quê có nghề rèn nổi tiếng của tỉnh Thái Bình, anh đã được thừa hưởng những kỹ năng, bí quyết của nghề rèn mà ông cha để lại. Tuy nhiên, để trụ lại, duy trì và phát triển nghề Tổ trước những thăng trầm, cạnh tranh khốc liệt của các sản phẩm trong nước và đặc biệt là hàng ngoại nhập đòi hỏi người thợ, người nghệ nhân phải yêu nghề” – anh Trìu nói.
Chia sẻ khó khăn trong nghề, anh Trìu cho biết, giai đoạn năm 2011 – 2012, nghề rèn tại thôn An Tiêm rơi vào đình đốn, do sức ép của sản phẩm ngoại nhập có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả cạnh tranh… Bên cạnh đó là các sản phẩm cùng loại đến từ Thanh Hóa, Nam Định, Vĩnh Phúc…, với ưu thế giá rẻ, cũng lấn át làm ảnh hưởng đến các hộ làm rèn truyền thống của thôn. Khi đó, có đến 70% xưởng thợ tại thôn An Tiêm buộc phải đóng cửa. Đến nay, thôn còn khoảng 24 xưởng thường xuyên hoạt động, trong đó có 3 xưởng lớn.
Cũng theo anh Trìu, để nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng mẫu mã sản phẩm, gia đình đã huy động vốn đầu tư đồng bộ dây chuyền sản xuất từ máy cắt định dạng CNC, máy mài, búa máy, máy dập nóng, dập nguội…, đến nay, ngoài các loại dao, xưởng của anh có thể sản xuất ra tất cả các mặt hàng nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống thường ngày.
“Để cơ sở có thể tồn tại như hôm nay, là cả một quá trình đầu tư thiết bị, máy móc, học hỏi và nâng cao kỹ năng rèn nghề, thiết kế mẫu mã bắt kịp xu thế thị trường. Nhờ vậy, xưởng có khả năng sản xuất và cung cấp ra thị trường từ 40 đến 50 bộ dao (mỗi bộ từ 3 đến 8 con, được sản xuất từ thép Nhật nhập khẩu) các loại/ngày; bộ dao 8 con, có giá từ 1 đến 1,2 triệu đồng. Sản phẩm của anh đã được bạn hàng đặt mua xuất đi Trung Quốc” – anh Trìu nhấn mạnh.
Anh Trìu cho biết thêm, để gìn giữ và phát triển nghề truyền thống, hàng năm chính quyền địa phương tổ chức hội làng để tưởng nhớ 5 vị thành hoàng, Tổ nghề rèn vào ngày 13/3 âm lịch; tổ chức các cuộc thi nghề, trưng bày mẫu mã sản phẩm… Đây là dịp để các hộ gia đình học hỏi, giao lưu giữa các xưởng rèn, qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển nghề. Chia sẻ về mục tiêu phát triển trong thời gian tới, anh Trìu cho biết, gia đình đang có dự định vay vốn, mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, giới thiệu, quảng bá sản phẩm thông qua các trang thông tin, mạng xã hội…, để toàn xã hội biết đến sản phẩm rèn truyền thống của thôn An Tiêm.
Sản phẩm dao xuất khẩu sang thị trường Đức do xưởng rèn của anh Ngô Thanh Quang sản xuất. |
Sản phẩm đã có cơ hội xuất ngoại
Cũng tại thôn An Tiêm, chúng tôi còn được gặp anh Ngô Thanh Quang - chủ của 1 trong 3 xưởng sản xuất lớn nơi đây, cùng chung chí hướng giữ lửa và phát triển nghề Tổ. Từ những sản phẩm thông dụng với tính năng đơn thuần, đến nay xưởng đã cho ra đời gần 20 loại dao đa dạng về kiểu dáng và công năng sử dụng. Không chỉ dừng lại ở việc quảng bá, phổ biến sản phẩm trên thị trường Việt Nam, bằng tư duy và sự nhạy bén kinh doanh, anh Quang đã mày mò, sáng tạo, đưa sản phẩm của mình xuất khẩu sang thị trường Đức.
Về cơ duyên đưa được sản phẩm xuất ngoại nhờ mạng xã hội, anh Quang cho hay, trong một buổi “nông nhàn” anh chụp ảnh sản phẩm do mình tạo ra được nhận chứng nhận sản phẩm tiêu biểu cấp tỉnh năm 2013 và năm 2016 đưa lên facebook. Nửa tháng sau, có người nước ngoài liên hệ, tìm về đưa mẫu đặt hàng, từ đó đã mở ra cơ hội cho sản phẩm làng rèn An Tiêm xuất ngoại. Từ tháng 3/2018 đến nay, mỗi tháng xưởng sản xuất của anh Quang xuất sang Đức 1 chuyến hàng qua đường hàng không với khoảng 3.000 sản phẩm dao.
“Giá thành cao nhưng khách hàng yêu cầu chất lượng tiêu chuẩn châu Âu, đòi hỏi người thợ phải làm kỹ càng từ nguồn gốc thép cho đến các khâu sản xuất đến khi hoàn thiện sản phẩm…” - anh Quang cho biết thêm.
Được biết, hiện tại xưởng rèn dao của gia đình anh Quang đang tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 20 lao động địa phương, với mức lương từ 4,5 triệu đến 15 triệu đồng/tháng. Với những thành tích trong lao động sản xuất, phát huy giá trị văn hóa, giá trị kinh tế của nghề rèn truyền thống An Tiêm nổi tiếng đất Thái Bình, anh Quang đã vinh dự nhận được nhiều hình thức khen thưởng của trung ương và địa phương.
Phấn khởi chia sẻ thêm với chúng tôi anh Quang cho biết, anh vừa nhận được giấy mời tham dự nhận danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019". Lễ tôn vinh và trao danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019" sẽ diễn ra trọng thể tại thủ đô Hà Nội vào trung tuần tháng 10 năm 2019 tới đây.
Văn Tuấn - Ngọc Linh