【tài xỉu đá banh là gì】Nhà văn Anh Đức
VHO - Sáng ngày 18.12,àvănAnhĐứtài xỉu đá banh là gì Hội nhà văn TP.HCM đã tổ chức hội thảo “Nhà văn Anh Đức - Cuộc đời và sự nghiệp” nhân kỷ niệm 10 năm ngày ông qua đời. Tại đây, nhiều câu chuyện đầy kỷ niệm về cố nhà văn Anh Đức được những người bạn của ông kể lại.
Nhà văn Anh Đức (1935-2014) tên thật Bùi Đức Ái. Ông sinh ra tại xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. Trong những ngày gian khổ chống Pháp, ông được sự hướng dẫn của nhà văn Đoàn Giỏi đã bắt đầu sáng tác văn chương. Với tập truyện đầu tay mang tênBiển động, ông đã được giải thưởng văn học Cửu Long năm 1952 và chuyển sang làm phóng viên báo Cứu Quốc Nam Bộ.
Năm 1954 ông tập kết ra Bắc, công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam và là một trong những thành viên tham gia thành lập Hội Nhà văn Việt Nam vào năm 1957, cũng từ đây chính thức bước vào con đường sáng tác chuyên nghiệp. Tác phẩm Một chuyện chép ở bệnh viện xuất bản năm 1958 đã khẳng định tên tuổi Bùi Đức Ái trên văn đàn.
Bút danh Anh Đức được ông sử dụng cho các tác phẩm của mình khi nhà văn trở lại chiến trường miền Nam năm 1962. Từ đây, nhà văn Anh Đức đã chuyển tải thực tế sôi động và khốc liệt của quân dân miền Nam chống Mỹ qua các tác phẩm của mình một cách thuyết phục như:Bức thư Cà Mau, Hòn Đất, Giấc mơ ông lão vườn chim, Đứa con của đất… Những con người Nam Bộ bình dị xuất hiện trong văn chương của ông như biểu tượng của tinh thần bất khuất.
Phát biểu tại hội thảo, nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội nhà văn TP.HCM cho rằng, bằng sức sáng tạo của mình, nhà văn Anh Đức đã thể hiện tài năng ở cả hai thể loại, truyện ngắn và tiểu thuyết. Qua tác phẩm Anh Đức, văn chương cách mạng Nam bộ có một sắc thái hoàn toàn mới mẻ so với sự hình dung theo thói quen của nhiều người.
Cốt cách nho nhã của nhà văn Anh Đức mang đến những trang văn chau chuốt, giàu suy tưởng, điềm đạm và sang trọng. Không chỉ chăm chút chữ nghĩa, nhà văn Anh Đức còn chú trọng khai thác tâm lý nhân vật một cách kỹ lưỡng và thấu đáo. Vì vậy, giá trị tác phẩm của ông luôn vượt lên những sự kiện, những tình huống để soi rọi chiều sâu vào ẩn khuất của từng số phận.
“10 năm nhà văn Anh Đức đi xa, chúng ta nhớ về ông là nhớ về một con người luôn ứng xử chan hòa và chừng mực, là nhớ về một con người tận tụy với sáng tạo và cần mẫn với công việc. Và hơn hết, nhớ về ông là nhớ về một nhà văn tiêu biểu trọn đời cống hiến để làm phong phú thêm cho văn học Nam bộ, làm giàu có thêm cho văn học cách mạng Việt Nam”, nhà văn Bích Ngân xúc động chia sẻ.
Nhắc đến Anh Đức là không thể không nhắc đến tiểu thuyết nổi tiếng Hòn Đấtvà tại buổi hội thảo nghệ thuật xây dựng nhân vật chị Sứ trong tiểu thuyết đã được Tiến sĩ Phạm Ngọc Hiền, Đại học Sài Gòn nhắc lại. Theo Tiến sĩ Phạm Ngọc Hiền, khi xây dựng nhân vật chị Sứ, nhà văn đã khác với nhiều nhà văn cách mạng cùng thời ở nhiều điểm.
Trong khi nhiều nhà văn ít tập trung miêu tả vẻ đẹp ngoại hình (vì sợ mang tiếng duy mỹ) thì Anh Đức đã không ngại miêu tả vẻ đẹp bề ngoài của Sứ, với điểm nhấn là mái tóc huyền thoại. Trong khi nhiều nhà văn chú ý miêu tả “con người hành động” thì Anh Đức còn miêu tả cả tâm hồn lãng mạn và bi kịch nội tâm của nhân vật.
Còn theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Võ Văn Nhơn, nếu như các nhà văn khác đắm say với cảnh sắc thiên nhiên và đời sống của người dân Nam Bộ, tình của con người giữa cuộc chiến tranh… thì Anh Đức biến trang văn của mình thành một chiến trường có ta - địch rõ ràng, tạo nên những tượng đài tráng lệ về người anh hùng Nam Bộ chống giặc ngoại xâm.
Trong hai phiên trò chuyện diễn ra ở hội thảo, các nhà văn không chỉ cùng nhau phân tích thủ pháp nghệ thuật trong tác phẩm Anh Đức, mà tại đây những người bạn văn, người thân gia đình còn ôn lại kỷ niệm đáng nhớ về ông.
Nhà văn Anh Đức được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000. Ngoài sáng tác, nhà văn Anh Đức còn đóng góp tích cực cho các hoạt động văn học nghệ thuật và nhiều hoạt động cho sự phát triển của cộng đồng.