【lịch đá bóng real madrid】Bộ Công Thương lấy ý kiến hoàn thiện Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)
Ông Trịnh Anh Tuấn,ộCôngThươnglấyýkiếnhoànthiệnDựthảoLuậtBảovệquyềnlợingườitiêudùngsửađổlịch đá bóng real madrid Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết: Bộ Công Thương đã tiến hành đăng tải Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ và Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương từ ngày 10/01/2022. Đồng thời, là đơn vị đầu mối, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cũng tổ chức các hội thảo để thu thập rộng rãi ý kiến của các bên liên quan, góp phần đảm bảo xây dựng Dự thảo Luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
“Các hội thảo này nằm trong chuỗi các hoạt động mà Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng sẽ triển khai trong thời gian tới để lấy ý kiến của các đối tượng chịu tác động, trong đó có cộng đồng doanh nghiệp. Đồng thời, Dự thảo cũng bổ sung và sửa đổi nhiều điểm liên quan đến Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các Sở Công Thương. Do đó ý kiến tham gia của các đại biểu là nguồn thông tin quan trọng, có đóng góp trực tiếp vào chất lượng của Dự thảo” - ông Trịnh Anh Tuấn nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban pháp chế VCCI cho rằng: Việt Nam hiện có hơn 90 triệu người tiêu dùng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng luôn gắn kết với trách nhiệm của doanh nghiệp. Do đó, việc tổ chức lấy ý kiến doanh nghiệp để xây dựng và hoàn thiện Dự thảo Luật là nhằm giúp bảo đảm tính hợp lý, khả thi của văn bản, bảo đảm quyền và lợi ích của doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng.
“Sự kết nối giữa cộng đồng doanh nghiệp - một trong những đối tượng chịu sự điều chỉnh trực tiếp của Luật với đơn vị xây dựng sẽ giúp cho Dự thảo Luật đạt được tính thực tế cao trong quá trình xây dựng và triển khai” - ông Đậu Anh Tuấn nói.
Phiên thảo luận lấy ý kiến đối với Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) của VCCI và cộng đồng doanh nghiệp |
Đặc biệt, trong bối cảnh đất nước và quốc tế đang có nhiều thay đổi; quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng; sự phát triển kinh tế, xã hội cũng như sự xuất hiện của dịch bệnh Covid-19 đã làm xuất hiện và thúc đẩy sự phát triển của nhiều hình thức kinh doanh, tiêu dùng mới, đặc biệt là các giao dịch trên môi trường điện tử, các giao dịch xuyên biên giới, các dịch vụ chia sẻ trên nền tảng công nghệ số... Do đó, việc thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã phát sinh nhiều vướng mắc, bất cập; thậm chí một số quy định không còn phù hợp với thực tiễn như một số nội dung liên quan đến phạm vi điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh, giao dịch giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng, các giao dịch có sự tham gia của nhiều bên hoặc có yếu tố nước ngoài....
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho rằng: Dự thảo luật sửa đổi cần phát huy rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như xây dựng cơ chế phù hợp để thành lập và tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả.
“Một số quy định hiện nay chỉ phù hợp với các giao dịch, kinh doanh - tiêu dùng có tính “truyền thống” mà chưa tính đến mô hình kinh doanh có yếu tố mới, nhất là mô hình ứng dụng sự phát triển của thương mại điện tử, các mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng chia sẻ, kinh tế số. Hơn nữa, một số trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của doanh nghiệp đã không còn phù hợp, đầy đủ do sự xuất hiện của nhóm người tiêu dùng mới hoặc hành vi tiêu dùng mới. Nhiều hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng mới xuất hiện cũng cần được bổ sung vào phần các hành vi cấm hoặc nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan, những vấn đề này cần được xây dựng trọng tâm trong Luật mới khi được sửa đổi” - ông Nguyễn Mạnh Hùng đề xuất.
Theo đại diện Tổ Biên tập Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), so với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện hành, Dự thảo đã được chỉnh lý, sửa đổi nhiều nội dung. Cụ thể: Dự thảo Luật sẽ có bố cục 07 Chương và 80 Điều, so với 06 Chương và 50 Điều của Luật năm 2010; Dự thảo Luật hiện giữ nguyên 13 Điều khoản, sửa đổi 38 Điều khoản và bổ sung mới 29 Điều khoản.
Về nội dung, các điều khoản được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở rà soát, đánh giá, đảm bảo tính thống nhất với các quy định pháp luật hiện hành, phù hợp với yêu cầu thực tiễn và tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Trong đó, một số nhóm quy định đã được điều chỉnh, bổ sung gồm: Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, một số khái niệm; các hành vi bị cấm; quy định về Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam (15 tháng 3); trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao địch đặc thù; hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh; và trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng…
Tại phiên thảo luận, đại biểu đến từ các hiệp hội doanh nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp và luật sư đã cho ý kiến sôi nổi đối với nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung trong Dự thảo Luật. Trong đó, có một số nhóm vấn đề như: Sự xung đột giữa pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và pháp luật chuyên ngành như pháp luật bảo vệ dữ liệu cá nhân; pháp luật bán hàng đa cấp; pháp luật tố tụng dân sự. Hay việc tham khảo kinh nghiệm quốc tế trong quá trình xây dựng Dự thảo Luật; việc xác định các giao dịch đặc thù; xác định trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong công tác bảo vệ người tiêu dùng...
Phiên thảo luận lấy ý kiến đối với Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) của các Sở Công Thương và Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng |
Còn trong phiên thảo luận của các Sở Công Thương và Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, 100% các ý kiến phát biểu đều ủng hộ và nhất trí với nội dung của Dự thảo. Một số vấn đề cụ thể được các đại biểu trao đổi, phân tích kỹ, như: Khái niệm người tiêu dùng, việc luật hóa lĩnh vực bán hàng đa cấp, việc tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp khi thực hiện bán hàng lưu động, đặc biệt tại khu vực nông thôn, việc tổ chức xã hội tham gia thực hiện nhiệm vụ được cơ quan quản lý nhà nước giao, cơ chế đưa Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng làm thành viên của Mặt trận Tổ quốc tại địa phương nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của các Hội,…
Bên cạnh đó, các đại biểu cho rằng, Dự thảo có nội dung khá hoàn thiện khi bổ sung quy định quản lý những phương thức giao dịch mới, chưa được luật hóa như: Các giao dịch đặc thù, việc bán sản phẩm, dịch vụ tại các địa điểm không phải là địa điểm bán lẻ, giới thiệu dịch vụ thường xuyên, bán hàng đa cấp,…
Đại diện Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cũng cho biết: Những ý kiến đóng góp của các đại biểu đều có giá trị cao để Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập tiếp tục hoàn thiện, chỉnh sửa Dự thảo Luật. Ngoài ra, các Sở Công Thương và Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không chỉ tham gia vào quá trình xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), mà còn đóng góp vào việc xây dựng nghị định hướng dẫn, nghị định xử phạt. Cụ thể, quá trình thực thi pháp luật tại địa phương sẽ giúp phát hiện những hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng (có thể) chưa được quy định trong pháp luật hiện hành, từ đó giúp hoàn thiện hệ thống pháp luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong tương lai.
“Với tư cách là đơn vị được thường trực của Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương sẽ nghiêm túc tiếp thu, tổng hợp các ý kiến của các đại biểu để xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) có chất lượng nhất trình các cấp có thẩm quyền” - ông Trịnh Anh Tuấn khẳng định.
Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đang được đăng tải để lấy ý kiến hoàn thiện tại địa chỉ: http://legal.moit.gov.vn/du-thao-van-ban/18.html |