您现在的位置是:Empire777 > La liga

【hàn quốc vs uzbekistan】Doanh nghiệp còn lúng túng khi phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu

Empire7772025-01-11 01:23:13【La liga】3人已围观

简介Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan Thái Nguyên, Cục Hải quan Bắc Ninh. Ảnh: T.Trang. DN hiểu hàn quốc vs uzbekistan

doanh nghiep con lung tung khi phan loai hang hoa xuat nhap khau

Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan Thái Nguyên,ệpcònlúngtúngkhiphânloạihànghóaxuấtnhậpkhẩhàn quốc vs uzbekistan Cục Hải quan Bắc Ninh. Ảnh: T.Trang.

DN hiểu chưa đúng

Hiện việc phân loại hàng hóa (áp dụng mã HS) được thực hiện theo các quy định tại Luật Hải quan; Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/1/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam.

Gần đây, Tổng cục Hải quan có nhận được kiến nghị của Công ty TNHH Dược phẩm Quốc Tế phản ánh về việc phân loại mặt hàng “Dung dịch vệ sinh tai Otosan- Ear Spay”.

Mặt hàng có tên khai báo là “Dung dịch vệ sinh tai Otosan- Ear Spay”, theo kết quả phân tích tại Thông báo 1020/TB-KĐ4 ngày 31/8/2016, mặt hàng được xác định là: “Chế phẩm có chứa sodium chloride, chất hoạt động bề mặt, chiết xuất thảo dược và phụ gia trong nước, dùng để vệ sinh tai, dạng lỏng, đóng gói 50ml/chai”, đã được Tổng cục Hải quan ban hành Thông báo kết quả phân loại số 6433/TB-TCHQ ngày 2/11/2018 và Thông báo số 7078/TB-TCHQ ngày 30/11/2018 (đính chính Thông báo số 6433/TB-TCHQ).

Theo đó, Tổng cục Hải quan cho rằng, mặt hàng dung dịch vệ sinh tai mà Công ty TNHH Dược phẩm Quốc Tế NK được phân loại vào nhóm 33.07, phân nhóm 3307.90 “- Loại khác”, mã số 3307.90.90 “- - Loại khác”.

Tuy nhiên, DN này cho rằng mã số này chưa phù hợp với mặt hàng vì sản phẩm của DN dùng trong cơ thể người với mục đích y học, cụ thể: Vệ sinh tai, phòng chống hình thành ráy tai gây ra viêm nhiễm vùng tai.

Theo DN này, tại Danh mục mã số hàng hóa dành cho trang thiết bị y tế ban hành kèm theo Thông tư 14/2018/TT-BYT thì hàng hóa của DN được phân loại vào mã số 3004.90.99 “các sản phẩm đã hoặc chưa pha trộn dùng cho phòng bệnh hoặc chữa bệnh (ví dụ: Dung dịch xịt hoặc kem phòng ngừa loét do tì đè; dung dịch muối biển vệ sinh mũi; xịt mũi nước biển, xịt tai, xịt họng, nước mắt nhân tạo, nhũ tương nhỏ mắt; gel hoặc dung dịch làm ẩm, làm mềm vết thương, gel dùng cho vết thương ở miệng; dịch lọc thận...”. Bên cạnh đó, mặt hàng của DN đã được phân loại và công bố tiêu chuẩn áp dụng của trang thiết bị y tế thuộc loại A trước khi tiến hành mở tờ khai. Vì vậy, trong trường hợp này, mặt hàng Dung dịch vệ sinh tai Otosan- Ear Spay thuộc mã số 3004.90.99, đáp ứng theo Thông tư 14/2018/TT-BYT, DN này khẳng định.

Cũng một trường hợp khác nổi lên gần đây là việc một số DN NK mặt hàng cần trục bánh lốp đã có kiến nghị tới Tổng cục Hải quan về nội dung của công văn số 5266/TCHQ-TXNK về việc phân loại cần trục bánh lốp gửi cho các cục hải quan tỉnh, thành phố. Trong đó, Tổng cục Hải quan cho rằng các loại cần trục bánh lốp có hai cabin riêng biệt (cabin điều khiển di chuyển phương tiện và cabin điều khiển cần trục) có kết cấu tương tự như ôtô cần cẩu được nêu tại Mục 3.4.2 của Tiêu chuẩn TCVN 7772: 2007 được phân loại theo mã 8705.10.00 là "xe cần cẩu" và chịu mức thuế suất 3%. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, các DN NK mặt hàng này đều dựa theo quy định của Thông tư 13/2015/TT-BGTVT về việc kê khai mã HS đối với mặt hàng "cần trục bánh lốp" vào mã HS 8426.41.00 và mức thuế áp dụng là 0%.

Thực tế, việc phân loại hàng hóa XNK của cơ quan Hải quan đều phải tuân thủ theo các quy tắc thống nhất chung của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), trong đó, cơ quan Hải quan căn cứ các thông tin, tài liệu kỹ thuật của hàng hóa để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam và phù hợp với chú giải chi tiết Danh mục HS của Tổ chức Hải quan thế giới.

Vì vậy, có thể khẳng định cơ quan Hải quan phân loại hàng hóa để xác định mã số hàng hóa (theo Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam) làm cơ sở tính thuế và thực hiện chính sách quản lý hàng hóa theo quy định tại Luật Hải quan, không phải phân loại theo chủ quan của cơ quan Hải quan mà phải tuân theo các tài liệu, nguyên tắc phân loại của công ước HS, các quy định trong Luật Hải quan, Nghị định của Chính phủ và Thông tư của Bộ Tài chính.

Xử lý trong trường hợp chênh mã số

Theo ông Trịnh Mạc Linh- Phó Cục trưởng Cục Thuế XNK (Tổng cục Hải quan), qua 2 trường hợp trên cho thấy, DN chưa nắm rõ được quy định hiện hành trong phân loại hàng hóa XK, NK. Đây cũng không phải trường hợp hiếm mà cơ quan Hải quan gặp phải, bởi trước đó đã có những DN NK mỹ phẩm nhưng lại phân loại vào nhóm mặt hàng thuốc, hay NK hóa chất nhưng lại phân loại vào nhóm hàng phân bón...

Những trường hợp này, cơ quan Hải quan đều có những phân tích kỹ càng để DN hiểu được bản chất hàng hóa cũng như nguyên tắc phân loại hàng hóa của cơ quan Hải quan. Tuy nhiên, sâu xa vẫn là cần sự thống nhất về Danh mục quản lý hàng hóa chuyên ngành của các bộ, ngành với Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam.

Như trường hợp ty TNHH Dược phẩm Quốc Tế, phân tích về sự khác nhau giữa mã số phân loại của cơ quan Hải quan và danh mục quản lý của Bộ Y tế, Tổng cục Hải quan cho biết, theo quy định tại Điều 6 Thông tư 14/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định trong trường hợp có ý kiến khác nhau về phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế khi áp dụng Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam với tiêu chuẩn chuyên ngành, Bộ Tài chính thống nhất với bộ quản lý chuyên ngành liên quan để xử lý. Để thống nhất trong việc phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam và Danh mục quản lý của bộ chuyên ngành, Tổng cục Hải quan sẽ có ý kiến trao đổi cụ thể với Bộ Y tế để có sửa đổi phù hợp.

Tương tự, trường hợp của các DN NK mặt hàng cần trục bánh lốp, Tổng cục Hải quan cho biết, Bộ GTVT phân loại hàng hóa trên cơ sở TCVN là để phục vụ mục đích quản lý chuyên ngành. Tổng cục Hải quan phân loại hàng hóa để xác định mã số hàng hóa (theo Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam) làm cơ sở tính thuế và thực hiện chính sách quản lý hàng hóa theo quy định tại Luật Hải quan. Tổng cục Hải quan đã có trao đổi với Bộ GTVT về vấn đề này, theo đó, Bộ GTVT đã sửa đổi Thông tư theo hướng thống nhất với Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam.

Phó Cục trưởng Cục Thuế XNK cũng lý giải, sở dĩ có sự chênh lệch mã số là bởi hầu hết các thông tư của các bộ, ngành đã ban hành từ 5 đến 7 năm trước, ở thời điểm đó mức độ quan tâm về Danh mục hàng hóa chưa cao, các bộ, ngành khi ban hành danh mục cũng chưa tham khảo ý kiến của cơ quan Hải quan. Trong khi đó, từ năm 2005 đến nay, việc phân loại hàng hóa luôn được cơ quan Hải quan trung thành với Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam, những mã số đã đang được chuẩn hóa, đồng thời nhiều dòng cũng được bổ sung, chi tiết hoặc thay thế để cập nhật các thay đổi về công nghệ.

Để chuẩn hóa Danh mục chuyên ngành với Danh mục hàng hóa XK, NK, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký công văn gửi các bộ đề nghị sớm rà soát, chuẩn hóa Danh mục hàng hóa quản lý và kiểm tra chuyên ngành, nhằm phù hợp với những thay đổi về mã HS nhiều dòng hàng trong Danh mục hàng hóa XK, NK. Mặc dù đến nay công tác này đã có thay đổi song vẫn chưa tiến triển là mấy. Vì vậy, hỗ trợ DN và tránh những tranh cãi giữa DN và cơ quan Hải quan thì việc các bộ, ngành cần sớm rà soát, chuẩn hóa và công bố đầy đủ các Danh mục hàng hóa quản lý, kiểm tra chuyên ngành kèm theo mã HS phù hợp với Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam là rất cần thiết.

很赞哦!(5351)