【keo nha cai keo hay】Đánh giá giữa kỳ Sáng kiến chung Việt Nam
Ông Đỗ Nhất Hoàng,ĐánhgiágiữakỳSángkiếnchungViệkeo nha cai keo hay Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, sau hơn 30 năm đổi mới, quy mô GDP Việt Nam khoảng 240 tỷ USD, giá trị thương mại 470 tỷ USD, dân số gần 100 triệu người. Cải thiện môi trường đầu tư dược Chính phủ các bộ, ngành, địa phương được các nhà đầu tư ghi nhận.
Dẫn đánh giá trong Doing Business của WB, ông Hoàng cho hay, Nhật Bản hiện đứng thứ 2 trong số các nhà đầu tư vào Việt Nam, riêng năm 2018 đứng số 1.
“Đặc biệt chất lượng đầu tư của Nhật Bản luôn đứng số 1, vốn đăng ký và giải ngân cao. Trong mọi tình huống đối tác đầu tư Nhật Bản luôn có trách nhiệm. Nhật Bản đã giúp Việt Nam cải thiện môi trường đầu tư thông qua sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản”.
Cũng theo đại diện Bộ KH&ĐT, kế hoạch hành động Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn VII sẽ được thực hiện trong 17 tháng (từ tháng 8/2018 đến cuối năm 2019) gồm 9 nhóm vấn đề:
Cụ thể: Những quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài trong Luật Đầu tư, Luật DN, Luật Đất đai và pháp luật khác liên quan đến đầu tư, kinh doanh; Cải thiện cơ chế tư pháp; Luật Đất đai; Cải cách DNNN, cải cách thị trường chứng khoán; Phát triển công nghiệp hỗ trợ; Lao động – Tiền lương; Khung chính sách về PPP; Hoàn thiện hệ thống pháp luật về xây dựng đường ống dẫn khí trong vùng đô thị và vùng ven đô; Dịch vụ (với 63 tiểu hạng mục).
Ông Daisuke Okabe, Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho hay, ở góc độ Nhật Bản, các nhà đầu tư Nhật Bản mong muốn Việt Nam đẩy nhanh hơn ra quyết định một số lĩnh vực. Đơn cử như ngày 14/1 tới đây Hiệp định CPTPP có hiệu lực ở Việt Nam.
“Để tận dụng được ưu đãi thuế từ CPTPP, cần làm rõ quy rõ quy tắc ban hành C/O. Vì thế chúng tôi mong muốn Chính phủ Việt Nam sẽ đáp ứng và thấy tầm quan trọng vấn đề này, sớm ban hành quy tắc tiêu chí về C/O”, ông Daisuke Okabe nói.
Theo Bộ KH&ĐT, mối quan hệ “đối tác chiến lược vì hòa bình và thịnh vượng châu Á” giữa Việt Nam – Nhật Bản đã bước sang năm thứ 46, trong đó Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản cũng được thực hiện qua hơn 15 năm và đang bước vào giai đoạn VII.
Sáng kiến chung đã có tác động to lớn và nhiều mặt, được cộng đồng các nhà đầu tư đánh giá là kênh đối thoại chính sách hiệu quả nhất trong số các diễn đàn đối thoại, hợp tác của Chính phủ Việt Nam.
Trong 6 giai đoạn qua, trong tổng số 473 tiểu hạng mục trong Kế hoạch hành động thì 386 tiểu hạng mục được triển khai tốt và đúng tiến độ, chiếm 82% tổng số hạng mục cam kết.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động không thuận lợi, việc cam kết thực hiện Sáng kiến chung chứng tỏ sự quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam. Nhiều văn bản pháp luật đã được sửa đổi và ban hành trong khuôn khổ hoạt động của Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản.
Nhiều khuyến nghị chính sách mang tính xây dựng của phía Nhật Bản đã được các bộ, ngành liên quan tiếp thu hoặc ghi nhận, tiếp tục nghiên cứu để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét trong quá trình hoàn thiện luật pháp, chính sách, cũng như tổ chức thực thi.
Thời gian tới, hai Bên sẽ tiếp tục nỗ lực hợp tác và tích cực triển khai đúng các cam kết trong nội dung Kế hoạch hành động để mang đến thành công của giai đoạn VII nhằm góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam, hướng tới mục tiêu phát triển và thịnh vượng chung của cả cộng đồng DN Nhật Bản và DN Việt Nam.