Cân đối Quỹ BHYT đang âm hơn 3.500 tỷ đồng
Tại cuộc họp báo cung cấp thông tin định kỳ tháng 10/2016 vừa diễn ra,ỹBảohiểmytếBộichinhưngvẫntrongtầmkiểmsoábali united pusam – madura ông Phạm Lương Sơn cho biết, trong 3 quý đầu năm 2016, thực hiện lộ trình áp giá dịch vụ y tế (DVYT) có lương theo quy định của Thông tư 37 của liên Bộ Y tế- Tài chính, đã có 2 đợt điều chỉnh tại 32 tỉnh thành phố, áp dụng giá dịch vụ y tế có kết cấu tiền lương là những tỉnh có tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 85% dân số trở lên.
Do tác động của việc áp dụng giá DVYT có lương nên chi phí KCB của một số tỉnh tăng cao. Lũy kế 9 tháng đầu năm có 38 địa phương bội chi quỹ với số tiền gần 6.000 tỷ đồng. Các tỉnh bội chi cao trong 6 tháng thì tiếp tục bội chi càng gia tăng trong 9 tháng. Có 6 tỉnh có số bội chi trên 200 tỷ đồng, bao gồm: Cà Mau, Đà Nẵng, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Nam, Thái Bình. Trong đó, Nghệ An và Thanh Hóa vẫn là 2 tỉnh có số bội chi cao nhất.
Có 14 tỉnh có số chi KCB 9 tháng đầu năm 2016 tăng cao hơn 155% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Bạc Liêu 159%, Bắc Giang 176%, Cà Mau 257%, Bình Định 155%, Đắk Nông 156%, Hà Tĩnh 173%, Hậu Giang 160%, Kiên Giang 176%, Lạng Sơn 172%, Nghệ An 171%, Quảng Trị 159%, Tây Ninh 174%, Thái Nguyên 159%, Tuyên Quang 156%. Trong số 14 tỉnh nêu trên, có Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang là các tỉnh đã áp dụng tăng giá viện phí có lương trong quý III/2016.
Theo dự toán ban đầu, BHXH Việt Nam chuẩn bị khoảng 16.000 tỷ đồng để chi thêm cho việc điều chỉnh giá DVYT. Điều chỉnh đợt 1 và đợt 2 tại 32 địa phương, Quỹ BHYT đã chi ra hơn 10.000 tỷ đồng ngoài số thu trong năm được sử dụng, để bù đắp cho việc gia tăng chi phí y tế do điều chỉnh giá.
Ông Phạm Lương Sơn cho biết, 9 tháng đầu năm 2016, Quỹ KCB BHYT được sử dụng là 45.768 tỷ đồng. Tuy nhiên, tính đến hết tháng 9, đã chi KCB BHYT 49.300 tỷ đồng, cân đối quỹ hiện đang âm (-)3.532 tỷ đồng. Lũy kế chi KCB BHYT 9 tháng đầu năm tăng 45% so với cùng kỳ năm trước, nhưng vẫn nằm trong phạm vi dự toán được giao.
Cũng theo ông Phạm Lương Sơn, dự kiến cả năm 2016, số chi KCB BHYT sẽ là 70.577 tỷ đồng, cân đối quỹ âm (-)5.130 tỷ đồng so với số được sử dụng trong năm (64.280 tỷ đồng). Tuy nhiên, số bội chi này vẫn nằm trong phạm vi dự toán được giao.
Năm 2018 sẽ điều chỉnh mức đóng BHYT
Ông Phạm Lương Sơn cho biết, theo kế hoạch, việc điều chỉnh giá DVYT có kết cấu tiền lương đợt 3 sẽ diễn ra vào tháng 11/2016 và đợt 4 vào ttháng 12, tại 31 tỉnh còn lại có tỷ lệ bao phủ BHYT dưới 85% dân số.
Tuy nhiên, theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại cuộc họp của Ban điều hành giá ngày 19/10, đợt điều chỉnh thứ 3 sẽ hết sức thận trọng và phải được sự đồng ý của Chính phủ.
Còn đợt điều chỉnh thứ 4 vào tháng 12/2016 sẽ tạm dừng lại và chuyển sang năm 2017 để ưu tiên cho việc điều chỉnh giá của các mặt hàng khác.
Theo ông Phạm Lương Sơn, nếu thực hiện điều chỉnh giá đợt 3 thì Quỹ BHYT sẽ phải chuẩn bị thêm khoảng 1.900 tỷ đồng nữa để bổ sung thêm nguồn kinh phí được sử dụng trong năm. Đợt điều chỉnh thứ 4 sẽ gia tăng bổ sung thêm khoảng 1.500 tỷ đồng.
BHXH Việt Nam đã chuẩn bị từ năm 2010 cho sự điều chỉnh giá DVYT một nguồn lực tài chính tương đối, đảm bảo đủ chi trả cho việc điều chỉnh giá DVYT tăng lên nên không ảnh hưởng tới quyền lợi của người tham gia BHYT, cũng như chưa tăng mức đóng BHYT cho đến hết năm 2017.
Quan điểm của BHXH Việt Nam là nếu Chính phủ quyết định cho việc điều chỉnh DVYT thì vẫn đủ nguồn lực để chi trả. Nếu chúng ta chấp nhận điều chỉnh giá DVYT lên đồng thời CPI tăng theo thì BHXH Việt Nam sẽ sẵn sàng đáp ứng nguồn lực. Nhưng chỉ đạo của Chính phủ là làm sao kiểm soát CPI nên việc điều chỉnh giá sẽ chuyển sang năm 2017.
Cũng theo ông Phạm Lương Sơn, vì chuyển điều chỉnh giá đợt 3, đợt 4 sang năm 2017, nên năm 2016 Quỹ BHYT chỉ mất cân đối khoảng 5.000 tỷ đồng so với số chi được sử dụng trong năm.
Năm 2017, 63 tỉnh thành phố sẽ áp dụng giá có kết cấu chi phí tiền lương, khi đó dự kiến BHXH Việt Nam sẽ phải chuẩn bị khoảng 23.000 tỷ đồng để bổ sung ngoài nguồn kinh phí được sử dụng trong năm căn cứ theo số thu. Theo đó, quỹ BHYT lúc đó sẽ mất cân đối so với sử dụng trong năm khoảng 15.000 tỷ đồng, những vẫn nằm trong tầm kiểm soát vì đã chuẩn bị nguồn lực chi trả.
"Tuy nhiên, nếu chi 23.000 tỷ bổ sung thêm trong năm 2017 thì phần dự phòng của Quỹ BHYT sẽ hết, sang năm 2018 sẽ phải điều chỉnh mức đóng (Quốc hội cho phép mức đóng cao nhất là 6% mức lương tối thiểu)"- ông Phạm Lương Sơn nhấn mạnh./.
38 địa phương bội chi quỹ 9 tháng đầu năm 2016, bao gồm: Hà Nội, An Giang, Bạc Liêu, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bến Tre, Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hậu Giang, Hòa Bình, Khánh Hòa, Kiên Giang, Lào Cai, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Tây Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Yên Bái. |
Vũ Luyện