TheĐiểmchuẩnđạihọcCónênphúckhảobàbang xếp hạng la ligao PGS.TS Đỗ Văn Xê, Hiệu phó ĐH Cần Thơ, thí sinh cần cân nhắc kỹ, trước khi nộp đơn phúc khảo bài thi. Vì bài thi đã được chấm 2 lần với 2 người chấm khác nhau.
Tổ thứ nhất nhận túi bài thi và phân công cho người chấm lần 1. Người này chấm bài bằng cách đọc bài thi và ghi điểm trên phiếu chấm thi, không để lại dấu vết gì trên bài thi.
Sau đó các phiếu chấm được rút ra và chuyển cho tổ thư ký. Bài thi vẫn còn nguyên trạng như khi chưa chấm và được chuyển cho tổ thứ 2 để phân công cho một người khác chấm lần 2.
Việc chia thành 2 tổ chấm thi nhằm bảo đảm túi bài thi không thể trở về tay người chấm thi thứ nhất. Nếu người thứ nhất chấm có sót câu nào thì người thứ 2 cũng gặp câu đó, rất khó xảy ra trường hợp cả 2 người chấm đều bỏ sót cùng một câu (hoặc một phần của câu). Sau khi bài được chấm 2 lần tổ thư ký sẽ đối chiếu điểm của 2 lần chấm.
Nếu tổng số điểm bài thi của 2 lần chấm chênh lệch nhau từ 0,25 điểm trở lên thì cả 2 người chấm phải ngồi lại đối chiếu với bài thi để sao cho điểm của 2 người hoàn toàn giống nhau thì mới được chấp nhận.
Ngoài quy trình chấm thi theo 2 vòng độc lập như mô tả trên đây hội đồng chấm thi còn có tổ chấm kiểm tra. Tất cả thành viên của tổ này là cán bộ có kinh nghiệm. Tổ này có nhiệm vụ chấm 5% bài thì (8 bài mỗi túi).
Nếu tổ phát hiện điểm do tổ chấm thi chấm không đúng đáp án và thang điểm do Bộ GD&ĐT ban hành thì sẽ nhắc nhở tổ chấm thi điều chỉnh cách chấm cho phù hợp. Nếu có sai sót nghiêm trọng tổ kiểm tra có quyền yêu cầu tổ chấm thi chấm lại toàn bộ các bài thi đã chấm.
"Như vậy, thí sinh có thể thấy rằng rất khó xảy ra sai sót về điểm từ đó có thể hiểu rằng "ít khi được tăng điểm khi chấm phúc khảo" vì vậy thầy khuyên các em nên đọc đáp án do Bộ GD&ĐT công bố và so với bài làm của mình (có thể dựa vào trí nhớ) nếu thấy điểm được công bố thấp hơn nhiều so với dự đoán thì hãy xin chấm phúc khảo" - TS Đỗ Văn Xê cho biết.
Trong khi đó, Thứ trưởng Bùi Văn Ga thông tin, dự kiến 28/7, Hội đồng xét duyệt ngưỡng điểm đầu vào ĐH, CĐ của Bộ GD&ĐT sẽ họp. Trên cơ sở phân tích phổ điểm thí sinh, Hội đồng sẽ tư vấn cho Bộ trưởng xác định một ngưỡng đảm bảo chất lượng. Theo đó, với điểm này học sinh có thể học tập ở bậc ĐH, CĐ.
Năm nay, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào chỉ có tác dụng đối với các trường dùng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển, không liên quan nhiều đến chỉ tiêu toàn quốc như mọi năm.
Khoảng 200 trường ĐH, CĐ tuyển sinh bằng xét học bạ học sinh THPT nên chỉ sử dụng một ít chỉ tiêu để tuyển sinh theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia. Do kết quả làm bài của thí sinh khá tốt nên ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào năm nay sẽ nhích lên hơn mọi năm.
Trường ĐH năm nay sẽ chủ động hơn những lần trước bởi họ biết phổ điểm của thí sinh và tự đặt ra điểm chuẩn đại học 2015 để thí sinh nộp vào.
Bên cạnh đó, những em đã trúng tuyển đợt xét tuyển trước không được tham gia xét tuyển đợt tiếp theo, bởi vậy các trường không bị tình trạng thí sinh trúng tuyển rồi bỏ sang các trường khác như mọi năm, bởi vậy hoàn toàn chủ động trong việc xét tuyển.
Hơn nữa, theo quy định năm nay, đợt 1 chỉ có 1 giấy báo kết quả thi, thí sinh chỉ nộp vào 1 trường duy nhất nên không có tình trạng “ảo” như mọi năm, do đó các trường rất dễ dàng xác định chỉ tiêu của mình.
Thu Hà