【thứ hạng của lorient】Những nghi ngờ xung quanh vụ phóng vệ tinh thất bại của Triều Tiên

nhung nghi ngo xung quanh vu phong ve tinh that bai cua trieu tien

Phát thanh viên Triều Tiên thông báo về thất bại của vụ phóng trong bản tin đầu giờ chiều ngày 13-4

Thất bại chóng vánh của lần phóng vệ tinh này khiến giới phân tích đang đặt ra những nghi ngờ lớn,ữngnghingờxungquanhvụphóngvệtinhthấtbạicủaTriềuTiêthứ hạng của lorient xoay quanh thời gian tiến hành vụ phóng, thời gian tên lửa phát nổ và tính logic trong sự kiện gây sự chú ý đặc biệt của cộng đồng quốc tế này.

Thông thường các vụ phóng vệ tinh được thực hiện vào khoảng 11 giờ trưa, khi bầu trời sáng rõ để tạo điều kiện tối đa cho việc quan sát. Tuy nhiên, trong vụ phóng vệ tinh vừa qua, Triều Tiên quyết định chọn thời điểm phóng vào 7 giờ 39 phút sáng khi sương mù chưa tan hết. Điều này dường như cho thấy Bình Nhưỡng đã cố ý lựa chọn thời điểm không thuận lợi để tự hủy tên lửa vì một lý do nào đó.

Bình luận về vấn đề này, nhà phân tích quân sự Lý Vĩ của Hồng Kông cho biết, ngay từ trước khi thực hiện vụ phóng, Triều Tiên đã có những tuyên bố ám chỉ tên lửa của họ sẽ tự phá hủy sau khi được phóng lên. Thể hiện qua việc một số chuyên gia tên lửa của Triều Tiên đã tiết lộ rằng tên lửa Unha-3 sử dụng để phóng vệ tinh có trang bị hệ thống tự phá hủy. Vì vậy, theo nhà phân tích này, việc ban lãnh đạo ở Bình Nhưỡng cố ý lựa chọn thời điểm phóng vào đầu giờ sáng “không nằm ngoài ý đồ ngụy tạo một lý do hợp lý” để biện minh cho “thất bại đã được lên kế hoạch từ trước”.

Nghi ngờ thứ hai liên quan đến thời điểm tên lửa phát nổ. Theo các nguồn tin của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, tên lửa Unha-3 của Triều Tiên đã nổ tung thành khoảng 20 mảnh sau khi được phóng lên khoảng 2 phút 15 giây. Xét về mặt kỹ thuật, sự cố này xem ra không phù hợp với trình độ phát triển công nghệ tên lửa hiện nay của Triều Tiên. Vì vậy, có không ít ý kiến cho rằng nguyên nhân vụ nổ do sự chủ động của con người.

Trước đó, do sức ép từ cả trong và ngoài nước, ban lãnh đạo mới của Triều Tiên không thể đường đột đưa ra quyết định hủy vụ phóng. Nhưng nếu cứ tiếp tục thực hiện, Bình Nhưỡng sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị 3 nước Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc sử dụng công nghệ theo dõi tiên tiến nhất để quan trắc hành trình bay của tên lửa. Do vậy, Triều Tiên không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc vẫn phải phóng tên lửa nhưng sau đó lại cho kích hoạt ngay chương trình tự phá hủy để các nước khác không lưu lại được tham số hành trình bay của tên lửa này.

Nghi ngờ thứ ba liên quan đến tính logic chính trị của sự kiện. Câu hỏi đặt ra ở đây là một vụ phóng gây sự chú ý đặc biệt của cộng đồng thế giới như vậy làm sao có thể thất bại đơn giản đến thế?

Nếu phân tích kỹ, vụ phóng vệ tinh tuy thất bại nhưng trên thực tế vẫn được coi là một thắng lợi lớn về chính trị đối với Triều Tiên. Ở trong nước, việc Bình Nhưỡng thực hiện vụ phóng bất chấp những cảnh báo của phương Tây không chỉ là một sự kiện “báo công” với các nhà cố lãnh đạo của Triều Tiên, mà còn giúp ban lãnh đạo mới ở nước này thể hiện uy quyền với người dân trong nước. Trên bình diện khu vực và quốc tế, vụ phóng thất bại sớm đã giúp tên lửa Triều Tiên tránh được việc bị Mỹ - Nhật - Hàn bắn chặn, đồng thời thể hiện rõ quan điểm của Bình Nhưỡng trong việc quyết tâm theo đuổi các mục đích phát triển của mình và rằng mọi sự cấm vận, đe dọa của các nước không hề có tác dụng đối với nước này.

Vũ Hà