Empire777

Thiếu hụt xăng dầu - cần xem lại quy trình điều hành kinh doanhYêu cầu Lọc hoá dầu Bình Sơn và Nghi luot ve ban ket c1

【luot ve ban ket c1】Cần chung tay nhiều phía để bình ổn thị trường xăng dầu

Thiếu hụt xăng dầu - cần xem lại quy trình điều hành kinh doanh
Yêu cầu Lọc hoá dầu Bình Sơn và Nghi Sơn tăng công suất,ầnchungtaynhiềuphíađểbìnhổnthịtrườngxăngdầluot ve ban ket c1 giao hàng nhanh
Bộ Công Thương không can thiệp vào mức chiết khấu xăng dầu
Cần chung tay nhiều phía để bình ổn thị trường xăng dầu
PGS. TS Ngô Trí Long

Thời gian qua xảy ra tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ, thậm chí có hiện tượng một số doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu xin đóng cửa, tạm ngừng kinh doanh. Theo ông, đâu là nguyên nhân thực sự dẫn tới tình trạng này?

Việc thiếu xăng dầu thời gian qua đến từ nhiều nguyên nhân. Từ đầu năm 2022 tới nay, thị trường có nhiều biến động. Nguồn cung trên thị trường thế giới giảm do bất ổn của yếu tố chính trị, đặc biệt là cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine. Việc duy trì sản xuất và khai thác của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cũng không ổn định. Nhu cầu hồi phục kinh tế cao, dẫn tới giá dầu thô tăng mạnh, khoảng 60-80% so với thời điểm cuối năm 2021.

Trong bối cảnh đó, nguồn cung trong nước cũng gặp khó khăn. Nguồn cung giảm do việc giảm công suất từ Nhà máy lọc dầu Nghi sơn. Chi phí vận chuyển, chi phí mua hàng tăng cao, từ đó ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng hàng hoá.

Bên cạnh đó, do quý 2/2022, giá xăng dầu thế giới tăng cao, đề phòng giá xăng dầu tiếp tục tăng mạnh, các doanh nghiệp đã nhập khẩu rất nhiều xăng dầu về dự trữ. Tuy nhiên trên thực tế trong quý 3/2022, giá dầu lại giảm xuống. Việc mua giá cao, bán giá thấp đã ảnh hưởng xấu tới hoạt đông kinh doanh, khiến doanh nghiệp thua lỗ. Điều này ảnh hưởng tới khả năng tài chính của doanh nghiệp, dẫn tới doanh nghiệp có tâm lý nhập cầm chừng. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến nguồn cung xăng dầu của Việt Nam gặp khó khăn.

Ngoài ra, vấn đề rất quan trọng làm cho thị trường xăng dầu thiếu cục bộ là do chi phí kinh doanh, premium trong nước (premium trong nước là khoản chênh lệch so với giá thế giới, được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền theo sản lượng-PV).

Việc tính các chi phí này không đủ trong cơ cấu giá bán lẻ xăng dầu, không đủ bù đắp được cho các doanh nghiệp kinh doanh khiến họ nhập khẩu ít và bán cầm chừng. Điều này dẫn tới chiết khấu cho doanh nghiệp bán lẻ cũng thấp, cửa hàng bán lẻ không kinh doanh nữa.

Ông đánh giá như thế nào về hoạt động quản lý, điều hành thị trường xăng dầu thời gian qua?

Xăng dầu là một mặt hàng chiến lược nhưng cũng là một mặt hàng hết sức nhạy cảm vì tác động tới toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Từ khi được giao quản lý và điều hành thị trường xăng dầu, Bộ Công Thương về cơ bản đã có những biện pháp điều hành linh hoạt, nhịp nhàng phù hợp theo diễn biến của thị trường thế giới.

Bộ Công Thương đã sử dụng hợp lý công cụ bình ổn giá để hạn chế thấp nhất tác động của biến động giá ảnh hưởng tới giá cả trong nước, góp phần làm cho mặt bằng giá giảm và đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát. Những gì diễn ra thời gian gần đây chủ yếu là do tác động bất thường của các yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xăng dầu của doanh nghiệp.

Dù vậy, không thể phủ nhận rằng, trong điều hành xăng dầu, Bộ Công Thương chịu trách nhiệm chính nhưng từng bộ, ngành cũng chịu trách nhiệm những nội dung mà mình quản lý. Nếu các bộ cùng họp bàn, thống nhất làm văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ để sớm hỗ trợ doanh nghiệp thì sẽ có sức nặng hơn, không để xảy ra tình trạng như vừa qua.

Điều hành xăng dầu phải hết sức linh hoạt, đặc biệt khi có ảnh hưởng đến lợi ích của các doanh nghiệp. Trong điều hành, nếu chỉ chú ý đến lợi ích của nhà nước và người tiêu dùng đảm bảo mục tiêu kinh tế vĩ mô, tránh thay đổi để ảnh hưởng đến các yếu tố giá sẽ tạo ra sự bất lợi đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Đây là vấn đề cần rút kinh nghiệm.

Ảnh: Nguyễn Thanh
Người dân mua xăng đã bớt phải chờ đợi hơn. Ảnh minh hoạ. Ảnh: Nguyễn Thanh

Để đảm bảo vận hành thị trường xăng dầu ổn định, theo sát biến động của giá xăng dầu thế giới, nhiều ý kiến cho rằng nên rút ngắn thời gian điều chỉnh giá xăng dầu, bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu. Quan điểm của ông như thế nào?

Việt Nam hội nhập thì giá cả trong nước cũng phải hội nhập, biến động từng giờ chứ không phải từng ngày nữa. Quan điểm của tôi là càng rút ngắn thời gian điều chỉnh giá xăng dầu càng tốt. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nếu rút ngắn thời gian điều chỉnh giá xăng dầu xuống 5 ngày hay 7 ngày so với khoảng 10 ngày như hiện nay, năng lực của cơ quan quản lý nhà nước có làm được không?

Vấn đề bỏ hay duy trì Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đã được bàn đến nhiều. Hiện nay, thế giới không có Quỹ Bình ổn giá xăng dầu. Nhiều nước chọn phương án hỗ trợ cho đối tượng nghèo chứ không sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu để bù đắp giá như Việt Nam.

Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với doanh nghiệp là không có lợi. Tuy nhiên, nếu đứng ở góc độ vĩ mô, điều hành kinh tế nhà nước thì rất cần sử dụng để điều hành, giảm áp lực của giá xăng, kiểm soát lạm phát. Đứng ở kinh tế vĩ mô thì nên có quỹ, có dự phòng khoản tài chính để đề phòng khi giá thế giới tăng cao có thể bù vào.

Xin ông chia sẻ thêm, nhằm đảm bảo nguồn cung, bình ổn giá xăng dầu trong thời gian tới đâu là những giải pháp khả thi?

An ninh năng lượng là an ninh số 1 quốc gia. Để bình ổn giá xăng dầu, tất cả các phía, đối tượng phải tham gia chứ không chỉ riêng bộ phận điều hành.

Với cơ quan quản lý nhà nước, trong bối cảnh giá biến động cần tiếp tục theo dõi sát sao, điều hành thận trọng, linh hoạt; phải nắm sát hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xăng dầu như chi phí kinh doanh và premium, tránh tình trạng khi có sự cố xảy ra mới đi thanh kiểm tra, đưa ra chế tài xử lý sẽ dễ dẫn đến hệ luỵ như thời gian vừa qua. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước cũng phải dự báo tốt hơn diễn biến giá cả để điều hành, có biện pháp nhanh chóng, phù hợp.

Với các doanh nghiệp, vấn đề đánh giá, dự báo giá cả càng quan trọng hơn nữa, để tình trạng mua giá cao, bán giá thấp như vừa qua là không ổn. Nếu cần thiết, doanh nghiệp thể sử dụng công cụ phòng ngừa về giá, bảo hiểm giá. Hiện nay, doanh nghiệp các nước sử dụng công cụ này rất nhiều. Ở Việt Nam, Nhà nước cũng cần có chế tài rõ ràng cho vấn đề này

Với người tiêu dùng, cũng cần có cái nhìn thông cảm, biết chia sẻ lợi ích khi giá thế giới cao, thấp thất thường.

Xin cảm ơn ông!

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap