Cúp C1

【kết quả sparta praha】Bán hàng trên mạng: “Muôn hình vạn trạng” lừa người tiêu dùng

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Nhận Định Bóng Đá   来源:Cúp C1  查看:  评论:0
内容摘要:Bán buôn trên mạng: Xem hình ảnh thật, mua phải hàng giả, hàng nháiCần quản chặt quảng cáo trên các kết quả sparta praha

ban hang tren mang muon hinh van trang lua nguoi tieu dungBán buôn trên mạng: Xem hình ảnh thật,ánhàngtrênmạngMuônhìnhvạntrạnglừangườitiêudùkết quả sparta praha mua phải hàng giả, hàng nhái
ban hang tren mang muon hinh van trang lua nguoi tieu dungCần quản chặt quảng cáo trên các mạng xã hội
ban hang tren mang muon hinh van trang lua nguoi tieu dung

Khi khách hàng là... "con mồi"

Mới đây, trên trang mạng xã hội facebook đã xuất hiện fanpage "xxxx- Máy Đọc Sách" đăng quảng cáo về việc tài khoản này "đang bán miễn phí 1.000 Sản phẩm đầu tiên phiên bản thử nghiệm Kxxx Paperxxx". Đây là sản phẩm máy đọc sách được quảng cáo có giá thị trường là 3.180.000 đồng. Theo đó, để nhận được máy đọc sách miễn phí này, người mua chỉ cần truy cập vào địa chỉ xxxdvn.com, làm theo hướng dẫn và chuyển khoản 95.000 đồng bao gồm phí vận chuyển 35.000 đồng và phí bảo hành 1 năm 60.000 đồng để nhận máy sau 1-3 ngày giao hàng.

Là một trong những nạn nhân của trò lừa đảo này, anh Nguyễn Viết Vinh (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, ngay sau khi tôi chuyển tiền vào số tài khoản 040076100057 tại Sacombank Đà Nẵng của chủ tài khoản Nguyễn Thị Thu Thủy, tài khoản có tên xxxdvn - Máy Đọc Sách đã ngay lập tức chặn không cho tôi xem thông tin hay gửi tin nhắn đến. Ngay sau khi xác định bị lừa, tôi cũng đã nhận được khá nhiều thông tin bạn bè và người quen cũng bị dính quả lừa này.

Là một người đã bị lừa mua túi xách hiệu chính hãng nhưng lại nhận được là hàng fake 1, chị Nguyễn Minh Phương (Thanh Xuân, Hà Nội) đã nhận được một bài học nhớ đời khi mua hàng qua mạng. Thông qua một tài khoản trên facebook chị đã vào đặt hàng một chiếc túi Furla size 21 với giá được rao 4.600.000 đồng và được người bán hàng cung cấp là full hộp, phụ kiện. Nhưng khi nhận được hàng chị mới phát hiện, chiếc túi mà chị được nhận lại là một chiếc túi dòng fake 1 được bán tràn lan trên thị trường với giá chỉ từ 500.000 – 800.000 đồng/cái. Ngay khi nhận được hàng, chị Phương đã nhanh chóng quay lại clip hình ảnh túi và yêu cầu phản hồi từ người bán hàng, tuy nhiên ngay lập tức chị đã bị chặn từ tài khoản này. Đến khi tìm hiểu thêm về tài khoản này trên facebook chị mới ngã ngửa ra rằng, tài khoản này đã được bán cho người khác và thay tên ngay sau đó.

Là một trang thương mại điện tử lớn, nhưng trên trang mua bán hàng trực tuyến Shoppee cũng xuất hiện khá nhiều hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Ở đây có thể dễ dàng tìm mua được một chiếc máy nghe nhạc ipod chỉ với giá từ 30.000-60.000 đồng trong khi giá một chiếc ipod chính hãng có giá lên đến vài triệu. Nguyên nhân là do trên thực tế, mỗi sàn giao dịch thương mại điện tử có hàng ngàn thương hiệu và tương tự với đó là hàng nghìn đối tác kinh doanh đa dạng các mặt hàng từ gia dụng, đồ công nghệ, hóa mỹ phẩm đến thực phẩm, giầy dép, quần áo.... trong khi đó, theo nguyên tắc hoạt động thì các sàn giao dịch thương mại điện tử chủ yếu chỉ cho thuê gian hàng online (là nơi để các đối tác đưa sản phẩm của mình lên đó để bán – PV). Do đó, sản phẩm không về kho chứa của bất kỳ sàn giao dịch nào nên việc phát hiện hàng giả, hàng nhái là không thể.

Theo đánh giá của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), nhiều đối tượng không có kho hàng hay cửa hàng, chỉ tiếp nhận đặt online, phân tán hàng hóa nhiều nơi, chỉ giao hàng với số lượng nhỏ lẻ, khó xác định được kho hàng hay chỉ bán hàng qua cộng tác viên trung gian, hoặc nhiều khi trên website đăng nhiều sản phẩm nhưng thực tế chỉ nhận đơn hàng rồi đặt qua các đơn vị khác để làm trung gian kiếm lời… Nhiều đối tượng là người bán trên các sàn thương mại điện tử đã tìm mọi cách để lách qua các bộ lọc kỹ thuật của sàn. Cụ thể, nhiều đối tượng đã cố tình thay đổi tên sản phẩm (ví dụ như sản phẩm của NIKE) để tránh bị kiểm soát, người bán đăng bán sản phẩm tương tự N.I.K.E, N_IK_E, NI_KE…

Đặc biệt, rất khó có thể phân biệt được hàng thật – hàng giả trên mạng bởi thông tin được đưa lên mạng là hình ảnh và thông tin của hàng thật, nhưng khi khách nhận được hàng thì có thể là hàng giả và hàng nhái mà bản thân khách hàng cũng khó có thể phát hiện ra. Đồng thời, bản thân người mua hàng dù biết là hàng giả nhưng vẫn mua vì giá rẻ, thích hàng nhái thương hiệu nổi tiếng hoặc chưa đủ kĩ năng và thông tin để nhận biết. Chính những điều này đã và đang vô tình tiếp tay cho hàng giả, hàng nhái “sống khỏe” trên các trang thương mại điện tử.

Hoặc thậm chí có đối tượng bán mặt hàng cấm nhưng không đưa rõ hình ảnh sản phẩm hoặc đưa ra một tên khác rất khó phát hiện. Ví dụ bán lá cây cần sa nhưng đối tượng rao bán lá cây đu đủ... Một số đối tượng còn cố tình tạo nhiều tài khoản khác nhau để bán hàng. Cá biệt còn có trang mạng xã hội chào bán hàng hóa hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện là các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ, thuốc lá điếu, xì gà… hay là các loại pháo trong dịp cuối năm, dịp tết Nguyên đán.

Vì sao khó xử lý?

Đánh giá về tình trạng hàng giả, hàng nhái... trên các trang bán hàng điện tử, mạng xã hội trong thời gian qua, bà Nguyễn Như Quỳnh, Phó Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử có sự gia tăng một cách đáng kể, rõ rệt, vi phạm liên quan đến lĩnh vực này tăng theo cấp số nhân trong những tháng nhất định. Với Thanh tra của Bộ Khoa học và Công nghệ, số vụ việc vi phạm về sở hưu trí tuệ trong thương mại điện tử chiếm hơn 50% số vụ vi phạm do đơn vị phát hiện, xử lý. Rất nhiều trang thương mại điện tử hàng đầu của Việt Nam rao bán hàng nhái các thương hiệu nổi tiếng đã vi phạm các quy định về sở hữu trí tuệ. Cụ thể, các loại đồng hồ, kính mắt, bút thương hiệu Montblanc, túi xách Hermes, Chanel, giày Nike, nếu là hàng thật có giá hàng nghìn USD, nhưng được rao bán trên trang thương mại điện tử Sendo, Lazada với lời quảng cáo hàng fake1, fake 2 với giá chỉ vài trăm nghìn đến hơn một triệu đồng. Trong khi đó, thực tế số vụ xử phạt các vi phạm sở hữu trí tuệ trên môi trường số còn rất hạn chế.

Theo ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), những năm qua lực lượng chức năng đã xử lý nhiều trường hợp vi phạm liên quan về thương mại điện tử. Tổng mức xử phạt vi phạm hành chính trong thương mại điện tử năm 2015 là 3,5 tỷ đồng, năm 2016 là 4,5 tỷ đồng năm 2017 là gần 6 tỷ đồng và đến năm 2018 là 7 tỷ đồng. Tính đến hết 2018, quá trình rà soát trên các sàn giao dịch thương mại điện tử buộc 35.943 sản phẩm vi phạm đã gỡ bỏ và hơn 3.100 tài khoản trên các sàn đã bị khoá. Mặc dù đạt được những hiệu quả bước đầu trong việc phát hiện và xử lý vi phạm trên thương mại điện tử, song phương thức, thủ đoạn hoạt động của đối tượng vi phạm ngày càng tinh vi.

Dù chế tài xử lý vi phạm đã có, đơn cử như Nghị định 185/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong đó có quy định về xử phạt các hành vi vi phạm như lợi dụng thương mại điện tử kinh doanh hàng giả, hàng nhái xâm phạm sở hữu trí tuệ cấm kinh doanh..., nhưng thực thi còn khó khăn.

“Trước đây, tại điểm c, khoản 5, Điều 82 của Nghị định 185/2013/NĐ-CP đã quy định mức xử phạt đối với hành vi Lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc hàng hoám dịch vụ cấm kinh doanh (40 -50 triệu). Tuy nhiên trong quá trình xử lý vi phạm, lực lượng quản lý thị trường rất khó thực thi khi chưa có đủ những căn cứ áp dụng. Trên thực tế hành vi buôn bán hàng giả, hàng nhái cũng rất đa dạng như: Giả nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ; Giả về chất lượng; Giả về thông tin ghi trên bao bì, nhãn hàng hóa như giả mạo tên và địa chỉ của thương nhân khác; Giả mạo về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa… Các hành vi này đã có quy định cụ thể và thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan chức năng như Quản lý thị trường, Công an… Khi có dấu hiệu vi phạm phải kiểm tra và xác minh cụ thể mới có thể khẳng định được hàng giả, hàng nhái hay không chứ không chỉ dựa vào thông tin trên mạng”, ông Hải cho biết thêm.

Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng:

Do các chủ thể quản lý tham gia thương mại điện tử rất đa dạng, không chỉ trên các website, mạng xã hội, kênh phát thanh và truyền hình, kênh buôn bán trên tivi mà còn có phương thức khác. Như các phương thức bán hàng mới trên nền tảng không phải nhà cung cấp thứ ba, như bán hàng trên App hoặc YouTube, nên việc xử lý rất khó khăn. Đáng lo ngại là chưa có phối hợp chặt chẽ với ngân hàng, trong khi phát hiện nhiều biến tướng, tận dụng thanh toán để chuyển sang kinh doanh tiền tệ.

X.Thảo (ghi)

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap