Cho vay ngang hàng lên bàn nghị sự
Tại phiên chất vấn mới đây,ìmcơchếchovaynganghàngnóngtrênbànnghịsựkết quả u21 thụy điển bà Phạm Thị Thanh Mai, đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đưa ra câu hỏi cho Ngân hàng Nhà nước: “Hiện nay, người dân dễ dàng tiếp cận một loại hình vay khá phổ biến gọi là vay qua trang web hoặc vay app mà ngân hàng gọi là cho vay ngang hàng (P2P - Lending). Đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết hành lang pháp lý của hoạt động cũng như quản lý việc cho vay ngang hàng mà người dân chỉ biết đến và gọi chung là vay qua app vì thời gian qua Công an Hà Nội đã khám phá án một vụ án vay qua app lên đến hơn 5.000 tỷ đồng, gây thiệt hại lớn cho nhân dân”.
Trả lời vấn đề này, bà Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết:“Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã cho ra đời nhiều sản phẩm, dịch vụ mới, trong đó có ứng dụng cho hoạt động vay ngang hàng (P2P Lending). Tuy nhiên, việc thiếu một hành lang pháp lý cho hoạt động này đã gây ra nhiều vấn đề. Về lý thuyết, P2P Lending có thể góp phần hỗ trợ phổ cập tài chính, mở rộng khả năng và tạo thêm kênh tiếp cận nguồn lực tài chính, cách thức cho vay đối với nền kinh tế nhất là với các đối tượng yếu thế trong xã hội. Nhưng trên thực tiễn, hoạt động P2P Lending tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể tác động bất lợi, bất ổn đến an sinh xã hội".
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng dự thảo Nghị định để kiểm soát vấn đề này. Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành khẩn trương xây dựng, hoàn thiện và ban hành khung pháp lý bao gồm cả những biện pháp chế tài để xử lý vi phạm.
Không phải đến thời điểm này, vấn đề cho vay ngang hàng mới được đặt lên bàn nghị sự. Mà từ hồi tháng 5/2020, Thủ tướng đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước phối hợp các bộ, ngành đề xuất cơ chế thí điểm quản lý hoạt động cho vay ngang hàng và các hình thức thanh toán mới chưa có quy định của pháp luật.
Như vậy, đã 2 năm sau khi Thủ tướng yêu cầu đề xuất cơ chế thí điểm quản lý hoạt động cho vay ngang hàng và các hình thức thanh toán mới nhưng vấn đề này dường như vẫn đang ở chế độ “chờ đợi”.
Cho vay ngang hàng chờ sandbox
Nếu như Mobile Money được cho là sandbox (cơ chế thử nghiệm có kiểm soát) đầu tiên trong lĩnh vực Fintech thì các doanh nghiệp Việt cũng đang chờ đợi có thể có cơ chế này áp dụng cho vay ngang hàng.
Theo CEO Tima Trần Thế Vĩnh, Nhà nước cần sớm có khung pháp lý quy định cụ thể về hoạt động cho vay ngang hàng nhằm thanh lọc thị trường, loại bỏ các công ty trá hình, không đủ điều kiện hoạt động. Việt Nam có hơn một nửa là dân số trẻ trong độ tuổi lao động đang có nhu cầu tài chính cao nhưng lại gặp nhiều rào cản khi tiếp cận tài chính chính thống, đặc biệt là nhóm người ở nông thôn. Đây là tiềm năng rất lớn cho lĩnh vực P2P Lending phát triển. Thêm vào đó là sự phổ cập của Internet, điện thoại di động mở ra cơ hội để cho vay ngang hàng dễ dàng tiếp cận đến từng khách hàng trên mọi vùng địa lý.
Ông Trần Thế Vĩnh cho hay, trên thị trường đang tồn tại các ứng dụng (app) cho vay online đội mác P2P lending để thực hiện hoạt động cho vay trái pháp luật theo hình thức “tín dụng đen”. Những app này thường bẫy người dùng bằng hình thức cho vay online dễ dàng, chỉ cần một số giấy tờ cơ bản như chứng minh nhân dân. Nhưng khi người dùng đăng ký vay mới biết mình phải chịu mức lãi suất rất cao, dẫn đến không có khả thanh toán. Sau đó, họ phải đối mặt với hình thức đòi nợ theo kiểu tín dụng đen đe dọa, “khủng bố” tinh thần khách vay và những người thân, gây mất an toàn cuộc sống.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Trần Việt Vĩnh, Chủ tịch HĐQT công ty Gomin Corp và Tổng giám đốc Fiin Credit nhấn mạnh rằng, cần sớm có sandbox hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng -cụ thể với mô hình dịch vụ P2P Lending. Nếu có cơ chế này sẽ ngăn chặn và hạn chế hoạt động tín đụng đen phi pháp, lợi dụng môi trường mạng hoặc giả mạo mô hình P2P Lending để thực hiện hành vi cho vay nặng lãi hoặc lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bên cạnh đó, cơ chế thí điểm có kiểm soát sẽ hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh, ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật của các cá nhân và tổ chức nước ngoài núp bóng doanh nghiệp nội địa để cho vay nặng lãi, tín dụng đen qua mạng, rửa tiền; góp phần đảm bảo an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu người dùng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Sandbox cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực Fintech có hành lang pháp lý để phát triển, mở rộng hợp tác với những tổ chức tài chính, tín dụng và quỹ đầu tư. Như vậy, người dân có thể nhận diện được các doanh nghiệp hoạt động đúng mô hình, tránh được cạm bẫy lừa đảo trên Internet.
Chia sẻ về vấn đề trên, ông Lê Minh Hải, CEO Tienngay.vn cho rằng, nên sớm ra cơ chế sandbox để có khung pháp lý về xử lý nợ xấu đối với các doanh nghiệp P2P Lending và xử lý hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các cá nhân, doanh nghiệp cố tình không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ. Sandbox cần tiếp cận theo hướng cởi mở hơn giúp P2P Lending được truyền thông đúng đắn, tiếp cận nhiều hơn tới người dân, khuyến khích các mô hình sáng tạo đảm bảo quyền lợi nhà đầu tư và người vay. Bên cạnh đó, cần có cơ chế báo cáo, liên thông về lịch sử tín dụng của khách hàng giữa các công ty P2P Lending với nhau và với các ngân hàng, công ty tài chính để đảm bảo việc quản trị rủi ro được tốt hơn.
Ông Lê Minh Hải cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước có hướng dẫn cụ thể cho các công ty P2P Lending về những tiêu chí đạt điều kiện tham gia thử nghiệm để đảm bảo quản trị rủi ro, quyền lợi nhà đầu tư và người vay, đồng thời hạn chế các vấn đề lừa đảo tín dụng đang bùng phát thời gian qua.
“Chúng tôi đang chờ đợi sandbox để giúp thị trường thanh lọc các tổ chức tài chính hoạt động trá hình, dẹp bớt vấn nạn tín dụng đen và đưa thêm nhiều kênh tài chính lành mạnh đến với người dân”,ông Lê Minh Hải nói.
Thái Khang