【bongdannet】Giải pháp xây dựng nông thôn mới

Với 29/53 xã và một đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM),ảiphpxydựngnngthnmớbongdannet hiện Hậu Giang đang trở thành điểm sáng của vùng ĐBSCL về công tác xây dựng NTM. Có được kết quả trên, thời gian qua, các ngành chức năng của tỉnh và địa phương đã triển khai có hiệu quả nhiều giải pháp trọng tâm.

Từ thiết bị điện thoại có kết nối internet mà nhiều nhà vườn đã ứng dụng mô hình sản xuất thông minh rất hiệu quả.  

Hiệu quả công tác tuyên truyền

Đánh giá những thành tích quan trọng trong xây dựng NTM sau gần 9 năm triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh thì một trong những nguyên nhân trọng tâm được Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh đưa lên hàng đầu đó chính là hiệu quả từ công tác tuyên truyền vận động. Theo đó, từ khi bắt tay vào xây dựng NTM (năm 2011) đến nay, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, cuộc họp dân, họp chi bộ và cắm nhiều bảng pano, áp phích mà các ngành có liên quan của tỉnh, cũng như chính quyền địa phương luôn quan tâm đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về chủ trương, chính sách, nội dung tiêu chí NTM qua từng giai đoạn. Bên cạnh đó, còn tuyên truyền về lợi ích từ chương trình xây dựng NTM mang lại để tất cả cán bộ, đảng viên, người dân và doanh nghiệp, nhất là ở khu vực nông thôn được hiểu đầy đủ hơn, từ đó tự giác có nhiều đóng góp để tham gia cùng chính quyền địa phương xây dựng quê hương ngày thêm đổi mới về đời sống vật chất và tinh thần.

Điển hình đầu tiên về việc làm tốt công tác tuyên truyền là tại xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh. Theo đó, khi mới bắt tay vào xây dựng NTM, Hỏa Tiến được biết đến là xã vùng sâu của thành phố, đặc biệt là địa phương thường chịu ảnh hưởng nặng của tình hình xâm nhập mặn vào mùa khô hàng năm, trong đó độ mặn có năm lên đến 17‰. Do đó, đời sống người dân nơi đây còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo vào năm 2011 ở mức khoảng 14%. Nhằm gỡ khó cho người dân xã Hỏa Tiến trong việc ứng phó với tình hình xâm nhập mặn để phát triển sản xuất, Chính phủ và UBND tỉnh có chủ trương thực hiện tuyến đê bao ngăn mặn kết hợp với làm các cống dọc theo tuyến sông Cái Lớn với chiều dài 15km. Sau khi có chủ trương, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền vận động thì nhận được sự đồng tình của 100% hộ dân.

Ông Võ Văn Hà, ở ấp Thạnh An, xã Hỏa Tiến, cho hay: “Từ khi tuyến đê bao kết hợp với cống ngăn mặn được làm xong đã giúp người dân nơi đây sản xuất có hiệu quả hơn nhờ nước mặn được kiểm soát tốt. Bên cạnh đó, bà con còn mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hiệu quả nên tạo nguồn thu nhập cao và đời sống hiện nay cũng tốt hơn trước rất nhiều. Ngoài ra, khi tuyến đê bao hoàn thành còn giúp cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa của bà con được thuận tiện hơn, đồng thời tạo ra bộ mặt mới cho vùng nông thôn”.

Giống như xã Hỏa Tiến, thời gian qua, xã nổi bật nhất về xây dựng NTM của tỉnh và vùng ĐBSCL là Đại Thành của thị xã Ngã Bảy cũng luôn chú trọng và làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân trong xây dựng NTM. Nhờ vậy, người dân nơi đây rất tích cực hiến đất, hoa màu và đóng góp tiền bơm cát làm lộ giao thông nông thôn, đê bao thủy lợi. Hiện toàn xã Đại Thành đều có đường bê tông và nhựa hóa đi lại thuận tiện, đặc biệt có nhiều tuyến đường nông thôn xe tải có thể vào tận nhà dân để vận chuyển hàng hóa, cảnh quan môi trường cũng sáng - xanh - sạch - đẹp.

Ông Nguyễn Hoàng Ba, ở ấp Sơn Phú, xã Đại Thành, cho hay: “Từ khi có đê bao thủy lợi khép kín và được chính quyền xã phát động nên người dân nơi đây tích cực cải tạo vườn tạp để chuyển sang trồng những loại cây có giá trị kinh tế cao. Trong đó, nổi bật là ở giai đoạn 2013-2015, bà con phát triển mạnh trồng cây cam sành và cho nguồn thu nhập cao, giúp nhiều hộ thoát nghèo. Riêng gia đình tôi có 14 công cam sành, thu nhập mỗi năm vào thời điểm đó dao động từ 800 triệu đồng đến gần một tỉ đồng. Nhờ vậy, nhà cửa được cất khang trang, đời sống ổn định hơn rất nhiều. Ngoài ra, bà con còn tham gia sửa lộ, dọn dẹp cảnh quan môi trường… Từ nhiều phong trào thiết thực, quê hương Đại Thành dần trở thành xã NTM và hiện là NTM nâng cao”.

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền đã giúp phong trào thi đua xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh ngày càng hoạt động sôi nổi, người dân đều đồng tình ủng hộ chủ trương xây dựng NTM bằng việc đóng góp về vật chất và tinh thần. “Trong quá trình xây dựng NTM, địa phương luôn phát huy tối đa nội lực của cộng đồng, nhất là tránh việc người dân có tư tưởng trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước mà phải thể hiện vai trò chủ thể của mình trong việc làm cho quê hương ngày càng tiến bộ. Để làm được những vấn đề trên thì một trong những giải pháp then chốt là huyện Phụng Hiệp đã có nhiều nỗ lực trong công tác tuyên truyền, vận động”, ông Nguyễn Chí Hùng, Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, cho biết.  

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin

Nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân về thông tin truyền thông, nhất là dịch vụ internet trong thời buổi cách mạng 4.0 về công nghệ thông tin như hiện nay; thời gian qua, ngành thông tin và truyền thông tỉnh không ngừng quan tâm kêu gọi xã hội hóa doanh nghiệp đầu tư, nâng cấp về trang thiết bị viễn thông và cung cấp dịch vụ internet đến ấp. Qua đây, ngoài phục vụ nhu cầu thông tin giải trí thì nông dân còn có thể xem và học tập được nhiều mô hình sản xuất mới có hiệu quả của người dân trong, ngoài tỉnh. Đặc biệt, từ dịch vụ internet được cung cấp tới ấp thì bà con còn có thể thông qua việc ứng dụng các phần mềm từ điện thoại thông minh của mình để triển khai nhiều mô hình sản xuất nhằm tiết giảm công lao động và mang lại hiệu quả kinh tế cho bản thân.

Điển hình về sản xuất thông minh bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin là trường hợp của ông Nguyễn Văn Y, ở ấp 3A, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, với mô hình điều khiển bơm tưới tự động cho vườn bưởi da xanh của gia đình mình thông qua chiếc điện thoại. Chia sẻ về cách làm của mình, ông Y cho biết: “Nhận thấy việc bơm tưới nước vào mùa nắng nóng cho vườn cây ăn trái rất vất vả, do đó khi có các trụ cung cấp internet từ nhà mạng về tới nông thôn, tôi đã mạnh dạn đầu tư hệ thống phun tưới tự động cho 4 công bưởi da xanh của mình và có gắn thiết bị kết nối với chiếc điện thoại thông minh để có thể điều khiển từ xa bằng việc sử dụng dịch vụ internet (3G hoặc 4G). Sau khi đầu tư, giờ có đi đâu mà muốn tưới nước cho vườn bưởi của mình tại nhà thì tôi chỉ cần mở điện thoại lên và kích hoạt chương trình là được, không cần phải đi về tới vườn nên rất khỏe và tiện lợi”.

Theo báo cáo của ngành thông tin và truyền thông tỉnh, thời gian qua, đơn vị đã phối hợp với nhiều ngành và doanh nghiệp hỗ trợ 548 bộ máy vi tính và 32 cụm loa không dây cho các xã vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh. Qua đây, tạo điều kiện cho nhiều người dân đến truy cập internet, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả trong việc truyền tải thông tin về các chủ trương liên quan đến xây dựng NTM, cũng như giúp người dân đưa dịch vụ internet vào thực hiện nhiều mô hình sản xuất thông minh. Điều phấn khởi là đến nay có 53/53 xã trên địa bàn tỉnh được công nhận đạt tiêu chí số 8 (bưu điện) trong xây dựng NTM, tăng 38 xã so với năm 2011.

Với những giải pháp trọng tâm điển hình trong xây dựng NTM đã góp phần giúp cho nhiều vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh có những thay đổi vượt bật, nhất là đời sống người dân có sự nâng lên rõ rệt qua từng năm nhờ các mô hình sản xuất hiệu quả được nhân rộng thông qua chính quyền địa phương giới thiệu và người dân tìm hiểu từ dịch vụ internet được cung cấp tới ấp như hiện nay… 

Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC