【trực tiếp bóng đá trực tuyến hôm nay】Tập trung tháo gỡ khó khăn trong bồi thường, giải phóng mặt bằng
Bước đầu có những chuyển biến
Tỉnh Long An xác định công tác bồi thường,ậptrungtháogỡkhókhăntrongbồithườnggiảiphóngmặtbằtrực tiếp bóng đá trực tuyến hôm nay GPMB, TĐC là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển KT-XH. Nhiều năm qua, tỉnh triển khai các giải pháp để thực hiện hiệu quả công tác này. Tỉnh ủy ban hành NQ 25 nhằm đẩy nhanh quá trình đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng, tạo quỹ đất sạch kêu gọi, thu hút đầu tư, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển công nghiệp, dân cư, đô thị, thương mại - dịch vụ của tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của NQ Đại hội XI Đảng bộ tỉnh đề ra; đồng thời, bảo đảm đặt quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng, ổn định cuộc sống cho người dân bị thu hồi đất lên trên hết, trước hết.
Từ khi Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết 25 đến nay, tỉnh đã chi trả bồi thường được 987,0248ha (Trong ảnh: Khu công nghiệp Trần Anh - Tân Phú, huyện Đức Hòa giai đoạn 1 đã cơ bản hoàn thành giải phóng mặt bằng, bắt đầu tiếp nhận đầu tư)
Huyện Đức Hòa đã ban hành Chương trình số 15-CTr/HU về nâng cao hiệu quả trong công tác bồi thường, GPMB, TĐC các dự án (DA) trên địa bàn để tăng cường sự lãnh đạo trên lĩnh vực này theo đúng tinh thần của NQ 25 và Chương trình số 07-CTr/HU, ngày 27/10/2020 của Huyện ủy về nâng cao hiệu quả trong công tác bồi thường, GPMB, TĐC các DA trên địa bàn huyện. Công tác thông tin, tuyên truyền được huyện tăng cường, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để tuyên truyền, vận động, thuyết phục các tổ chức, cá nhân có đất bị thu hồi chấp hành chủ trương, chính sách, sớm bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư. Người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền trực tiếp đối thoại với người bị thu hồi đất.
Huyện thường xuyên củng cố, nâng cao trách nhiệm của từng thành viên hội đồng kê biên, bồi thường, GPMB để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời, có sự tham gia của MTTQ và các đoàn thể từ huyện đến xã, thị trấn trong công tác tuyên truyền, vận động bàn giao mặt bằng, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân, đoàn viên, hội viên. Bộ phận làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB cấp huyện được kiện toàn, củng cố và nâng chất, góp phần nâng cao công tác bồi thường, GPMB và TĐC trên địa bàn huyện.
Tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh (huyện Đức Hòa) với sự vào cuộc quyết liệt cùng với quyết tâm cao, đến nay, tỷ lệ GPMB đạt khoảng 95%. Toàn khu có tổng diện tích trên 524ha, với số hộ bị ảnh hưởng là 1.306 hộ. Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Idico (chủ đầu tư Khu công nghiệp Hựu Thạnh, huyện Đức Hòa) - Phan Văn Chính cho biết: “Chúng tôi rất cảm ơn sự vào cuộc của lãnh đạo tỉnh, các cấp, các ngành và sự đồng thuận của người dân trong công tác bồi thường, GPMB để DA sớm triển khai, đưa vào hoạt động. Hiện nay, khu đã hoàn thiện hạ tầng, tiếp nhận trên 40 nhà đầu tư trong và ngoài nước. Khu cũng sẽ phối hợp địa phương tiếp tục tháo gỡ khó khăn, sớm hoàn thành công tác GPMB để thực hiện DA theo kế hoạch”.
Theo Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Đức Hòa - Vũ Hồng Hạnh, hiện nay, trên địa bàn huyện có 110 DA phải thực hiện GPMB với tổng diện tích thu hồi trên 7.016ha, số hộ bị ảnh hưởng là 23.134 hộ. Trong đó, DA triển khai mới: 5 DA với 1.473 hộ, diện tích 562,71ha; DA chưa triển khai: 7 DA, diện tích 332,99ha, với 871 hộ; DA chuyển tiếp: 98 DA, số hộ bị ảnh hưởng 20.790 hộ, diện tích 6.120,31ha. Huyện đã triển khai, thực hiện hoàn thành 4 DA; thông báo chấm dứt hoạt động 12 DA có vốn ngoài ngân sách và đang thực hiện 82 DA với tổng diện tích 5.967,3ha, tổng số hộ bị ảnh hưởng là 19.739 hộ. Từ khi thực hiện NQ 25 đến nay, huyện bồi thường, GPMB trên 275ha.
Theo Bí thư Huyện ủy Cần Đước - Nguyễn Tuấn Thanh, Huyện ủy ban hành kế hoạch cụ thể hóa việc thực hiện NQ 25. Huyện có sự tập trung lãnh, chỉ đạo tạo đột phá trong GPMB các công trình, DA trên địa bàn. Người dân trong vùng DA đồng thuận cao với chủ trương và bàn giao mặt bằng để thực hiện các công trình, DA. Từ khi thực hiện NQ 25 đến nay, huyện đã bồi thường, GPMB trên 100ha.
Cần tháo gỡ khó khăn
Qua 2 năm triển khai NQ 25, bên cạnh những kết quả đã đạt, việc thực hiện NQ vẫn còn những tồn tại, khó khăn nhất định.
Bí thư Huyện ủy Cần Đước - Nguyễn Tuấn Thanh cho rằng: Huyện gặp những vướng mắc chủ yếu liên quan đến cơ chế, chính sách, sự phối hợp chưa chặt chẽ,... dẫn đến công tác bồi thường, GPMB trên địa bàn huyện còn thấp so với kế hoạch đề ra. Thời gian tới, huyện theo dõi, kiểm tra chặt chẽ, có giải pháp phù hợp để tháo gỡ vướng mắc; tập trung bồi thường, GPMB, TĐC các DA trọng điểm; chỉ đạo các phòng, ban huyện phối hợp chặt chẽ các địa phương, chủ đầu tư trong thực hiện bồi thường, GPMB;... Huyện cũng kiến nghị các ngành tỉnh cần xem xét, tham mưu đề xuất tháo gỡ vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách để công tác bồi thường, GPMB, TĐC đạt hiệu quả.
Huyện Cần Đước tập trung thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư để sớm thực hiện các dự án (Trong ảnh: Khu tái định cư Nam Nam Thiên, xã Long Sơn đã giải phóng mặt bằng đạt trên 76%)
Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Đức Hòa - Vũ Hồng Hạnh cho biết, hiện nay, công tác bồi thường, GPMB trên địa bàn huyện vẫn còn những hạn chế: Tiến độ GPMB ở một số DA còn chậm so với yêu cầu; công tác lãnh, chỉ đạo của một số cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở, nhất là người đứng đầu có lúc, có nơi chưa quyết liệt; công tác phối hợp giữa các ngành với nhau và giữa ngành huyện với xã, thị trấn đôi lúc chưa kịp thời, còn lúng túng trong công tác tham mưu xử lý những vấn đề phát sinh;...
Thời gian tới, huyện tiếp tục tuyên truyền, triển khai, thực hiện hiệu quả Chương trình số 07-CTr/HU của Huyện ủy và Chương trình số 15-CTr/HU của Ban Thường vụ Huyện ủy; tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình số 07-CTr/HU; thực hiện tốt công tác phối, kết kợp giữa các cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn trong công tác tuyên truyền, vận động người dân và thực hiện các nhiệm vụ trên lĩnh vực bồi thường, GPMB, TĐC.
Đồng thời, huyện chỉ đạo Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và TĐC phối hợp tốt với chủ đầu tư xây dựng kế hoạch GPMB từng DA bảo đảm tiến độ đề ra; thường xuyên củng cố, kiện toàn tổ chức làm nhiệm vụ kê biên, bồi thường; nâng cao chất lượng đội ngũ chuyên trách thực hiện công tác bồi thường, GPMB;...
Thông tin từ UBND tỉnh, hiện nay, công tác bồi thường, GPMB trên địa bàn còn chậm, việc thực hiện còn gặp khó khăn. Hầu hết DA đều còn các trường hợp người bị thu hồi đất đồng thuận với chủ trương thu hồi đất nhưng khiếu nại về giá đất, không chấp hành phương án bồi thường hỗ trợ TĐC, số hộ này nằm xen kẽ dẫn đến việc triển khai DA gặp nhiều khó khăn. Nguồn vốn bố trí cho các DA chưa kịp thời. Các thủ tục thực hiện công tác bồi thường của các cơ quan nhà nước còn chậm. Việc ban hành các chính sách về bồi thường, GPMB riêng mang tính đặc thù của tỉnh chưa kịp thời theo kế hoạch do vướng mắc, phải xin ý kiến từ cấp có thẩm quyền.
Để thực hiện hiệu quả NQ 25, UBND tỉnh tập trung bố trí đủ nguồn vốn công tác bồi thường, GPMB đối với công trình trọng điểm, công trình vốn đầu tư công, kịp thời chi trả cho người dân. Tỉnh sẽ làm việc với doanh nghiệp quy định thời hạn để doanh nghiệp kịp chi trả cho hộ dân. Trường hợp quá thời hạn, doanh nghiệp vẫn chưa chuyển tiền bồi thường, tỉnh sẽ kiên quyết giải quyết theo quy định.
Tỉnh thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo địa phương tăng cường công tác vận động để người bị thu hồi đất chấp thuận chủ trương; đối với phần diện tích đã bồi thường, đôn đốc các chủ đầu tư sớm triển khai DA để làm cơ sở vận động các trường hợp còn lại chấp hành chủ trương thu hồi đất. Đồng thời, tỉnh tiếp tục rà soát, ban hành các chính sách mang tính đặc thù; các quy định về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 09/2018/QĐ-UBND, ngày 20/3/2018 của UBND tỉnh về bồi thường, GPMB trên địa bàn tỉnh./.
Từ khi Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TU, ngày 04/11/2021 đến nay, tỉnh đã chi trả bồi thường được 987,0248ha. Trong đó, 11 tháng năm 2023, tỉnh đã chi trả bồi thường 366,39/927,57ha, đạt 39,5% theo Kế hoạch số 788/KH-BCĐGPMB, ngày 29/3/2023 của Ban Chỉ đạo GPMB tỉnh (trong đó, DA đầu tư công: 147,8713ha; DA đầu tư ngoài ngân sách: 218,5187ha). |
Châu Sơn