【tỉ lẹ kèo】Chuẩn bị kỹ lưỡng tiêm vắc
Hơn 60% phụ huynh đồng ý tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi Tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi: Thận trọng,ẩnbịkỹlưỡngtiêmvắtỉ lẹ kèo đảm bảo an toàn Đề xuất mua 21,9 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 để tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi |
Cần thiết tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ 5 - 11 tuổi
Bộ Y tế cho biết, để chuẩn bị tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 5 - 11 tuổi, Bộ Y tế đã giao Viện Chiến lược và chính sách y tế tiến hành khảo sát trực tuyến đối với các phụ huynh có con dưới 12 tuổi tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Qua khảo sát, 60,6% phụ huynh đồng ý tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều ý kiến trái chiều về việc có cần thiết phải tiêm cho trẻ lứa tuổi này.
Tính đến nay, tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng Covid-19 2 mũi cho trẻ từ 12-17 tuổi đạt 90%. Ảnh: Văn Nam. |
Về vấn đề này, theo GS.TS Phan Trọng Lân - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), đối với việc sử dụng vắc-xin, đặc biệt là vắc-xin được cung ứng, cấp phép trong tình huống khẩn cấp đặt ra 3 vấn đề.
Thứ nhất là việc cần thiết phải tiêm, trẻ lứa tuổi 5 - 11 tuổi nếu tiêm vắc-xin thì khi nhiễm sẽ có ít triệu chứng, cũng như triệu chứng nhẹ hơn so với người lớn. Khi mắc Covid-19 dù ở lứa tuổi nào thì bệnh cũng có các biểu hiện từ không có triệu chứng đến có triệu chứng cho đến nhập viện nặng, tử vong. Với trẻ em, qua theo dõi thì thấy trẻ cũng có các biểu hiện lâm sàng kéo dài, có cả tình trạng hậu Covid-19, kể cả di chứng.
Thậm chí có những trường hợp viêm đa hệ ở trẻ em, đây là biểu hiện nghiêm trọng, viêm cả các cơ quan khác. Những trường hợp hiếm nhưng vẫn có thể ghi nhận trên toàn thế giới. Ngoài ra, việc tiêm vắc-xin không chỉ bảo vệ bản thân trẻ mà còn giảm đi sự lây nhiễm.
Ông Lân cho biết, hiện nay qua theo dõi với biến chủng Omicron, việc lây nhiễm nhiều hơn ở trẻ em, đặc biệt chưa tiêm chủng. Vì vậy, việc tiêm chủng này có ý nghĩa rất lớn, hạn chế lây nhiễm và giảm đi được lây nhiễm cho những người trong gia đình, đặc biệt là những người có nguy cơ cao, chống chỉ định tiêm chủng và những trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng.
Thứ hai, vắc-xin được lựa chọn là Pfizer đã được WHO, FDA Hoa Kỳ cũng như Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu phê duyệt.
Thứ ba là việc triển khai, tổ chức tiêm chủng của Việt Nam đã có kinh nghiệm từ việc cung ứng đến việc tiêm chủng. “Với chương trình tiêm chủng mở rộng, đã có nhiều kinh nghiệm tiêm chiến dịch ở trẻ em từ 5 - 11 tuổi. Hiện nay, Bộ Y tế đang thúc đẩy sớm nhất để có vắc-xin. Hy vọng khi có vắc-xin với kinh nghiệm tiêm chủng, các kế hoạch đã đưa ra thì sẽ tiêm sớm nhất để làm thế nào có miễn dịch bảo vệ trẻ" - ông Lân nhấn mạnh.
Trẻ sau khi khỏi Covid-19 vẫn nên tiêm vắc-xin ngay
Còn theo TS. Phạm Quang Thái - Trưởng Văn phòng tiêm chủng mở rộng miền Bắc (Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương), những bằng chứng gần đây cho thấy tỷ lệ biến chứng nặng Covid-19 ở trẻ em không ở mức cao, tuy nhiên vẫn có nguy cơ tiềm ẩn. Đặc biệt tới tình trạng viêm đa phủ tạng ở trẻ nhỏ được ghi nhận trong thời gian vừa rồi, việc điều trị rất khó khăn. Để giải quyết vấn đề này không có cách nào khác tốt hơn, cần chủ động sử dụng vắc-xin phòng bệnh cho trẻ.
“Các chuyên gia liên tục làm việc để nghiên cứu các ảnh hưởng của vắc-xin đến trẻ để đảm bảo rằng mũi tiêm cho trẻ sẽ an toàn và hiệu quả. Khẳng định Việt Nam chỉ sử dụng sản phẩm tốt nhất, tối ưu nhất để bảo vệ sức khoẻ cho con em” - ông Thái cho hay.
Trước ý kiến nhiều phụ huynh băn khoăn trẻ sau khi khỏi Covid-19 có nên tiêm vắc-xin hay không, bởi suy nghĩ đã nhiễm rồi thì miễn dịch tự nhiên có được còn hơn cả tiêm vắc-xin. Theo ông Thái, virus SARS-CoV-2 khi tấn công vào cơ thể chúng ta lần đầu tiên để lại miễn dịch không cao. Đây là cơ sở cho nguy cơ tái nhiễm, vì vậy trong những hướng dẫn gần đây không đặt ra vấn đề chờ 6 tháng sau khi khỏi bệnh thì tiêm mũi tiếp theo, mà nên tiêm ngay sau khi nhiễm bệnh. Điều này sẽ giúp miễn dịch của cơ thể với virus nhiều hơn, góp phần vào hạn chế tái nhiễm sau này.
Điều này còn hạn chế cả những hội chứng hậu Covid-19 và tình trạng Covid-19 kéo dài đã được ghi nhận. Thực tế, có những trẻ vài tháng sau khi khỏi mới có biểu hiện hội chứng hậu Covid-19 vì virus gây tổn thương đa cơ quan, để lại vật liệu di truyền virus gây phản ứng viêm đa tạng sau này.
Chia sẻ về vấn đề nguy cơ tăng nặng ở trẻ tái nhiễm Covid-19 nhưng chưa tiêm vắc-xin với trẻ đã tiêm chủng đầy đủ, ông Thái cho hay, thế giới và Việt Nam đã ghi nhận các trường hợp tái nhiễm với các chủng virus khác nhau. Ở chủng Delta, tỷ lệ tái nhiễm là 1% và chủng Omicron thì số tái nhiễm cao hơn, trong đó đều là thể nhẹ vì bệnh nhân đã có miễn dịch từ lần nhiễm trước./.
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 14/NQ-CP về việc mua vắc-xin phòng Covid-19 của Pfizer cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi. Cụ thể, Chính phủ quyết nghị đồng ý việc Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 26 Luật đấu thầu đối với việc mua 21,9 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 của Pfizer với các điều kiện như Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 18/5/2021 của Chính phủ về mua vắc-xin phòng Covid-19 BNT162 của Pfizer. Đồng thời, Chính phủ giao Bộ Y tế chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc mua, triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19 của Pfizer cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, bảo đảm khoa học, an toàn, hiệu quả. |