Qua 8 kỳ tổ chức,ângtầmlantỏathươnghiệuHuếlịch bóng đá nha Festival Nghề truyền thống Huế (NTTH) thực sự là thương hiệu gắn với hình ảnh TP. Huế - Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam góp phần bảo tồn, “hồi sinh” và đưa nghề, làng nghề truyền thống (LNTT) đến gần hơn với cuộc sống, tăng cường quảng bá tới du khách, kích cầu du lịch, thúc đẩy kinh tế - xã hội (KT-XH) phát triển.
Khai mạc Festival Nghề truyền thống Huế năm 2019
Festival Nghề truyền thống Huế 2023 - độc đáo và hấp dẫn
Tiếp nối thành công của 8 kỳ Festival NTTH từ năm 2005 đến nay và triển khai Đề án Festival bốn mùa, Festival NTTH 2023 diễn ra từ ngày 28/4 đến hết ngày 5/5/2023 tiếp tục là dịp để các nghệ nhân đem hết tài năng, trí tuệ và tinh hoa của nghề phô diễn, tạo nên những sản phẩm độc đáo để giới thiệu với công chúng và du khách; trong đó lễ khai mạc tổ chức vào tối 28/4 và bế mạc vào tối 5/5/2023. Không gian chính trải dài xuyên suốt hai bên bờ sông Hương và nhiều khu vực khác trên địa bàn thành phố. Đây là lễ hội mang tầm quốc gia và có yếu tố quốc tế do UBND TP. Huế tổ chức định kỳ hai năm một lần vào các năm lẻ, với mục tiêu gìn giữ, tôn vinh và phát triển các nghề thủ công truyền thống, góp phần quan trọng phát triển KT-XH của thành phố nói riêng, của tỉnh và cả nước nói chung.
Do UBND TP. Huế tổ chức, nhưng “tầm vóc” của Festival NTTH đã vượt ra khuôn khổ địa phương, từng bước khẳng định vị thế của một lễ hội hàng đầu, mang tính đặc trưng trong cả nước và lan tỏa quốc tế... Định hướng của thành phố tại kỳ festival này là tiếp tục tổ chức một lễ hội có chất lượng, hiệu quả, là thương hiệu lễ hội riêng của TP. Huế - độc đáo và hấp dẫn, góp phần thực hiện thành công Ðề án Festival bốn mùa của UBND tỉnh. Qua đó, quảng bá hình ảnh du lịch Huế, thương hiệu Festival NTTH gắn với loại hình du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng trải nghiệm về các LNTT trên địa bàn.
Ngoài các chương trình chính như: chương trình nghệ thuật lễ khai mạc; không gian trưng bày, thao diễn và giới thiệu các sản phẩm thủ công truyền thống của các thành phố quốc tế; lễ tế Tổ bách nghệ và Lễ rước tôn vinh nghề, còn có các chương trình, sự kiện lần đầu tiên được tổ chức, như: lễ hội ẩm thực chủ đề “Tinh hoa nghề bún”, lễ hội quảng diễn đường phố, xác lập một kỷ lục mới liên quan đến nghề truyền thống… Thành phố kỳ vọng Festival NTTH 2023 thực sự đổi mới, trong đó tập trung phát triển ngành công nghiệp sáng tạo, thể hiện “chất liệu Huế”, NTTH, con người Huế, quảng bá mảnh đất và hình ảnh Huế đến bạn bè, du khách gần xa, góp phần kích cầu du lịch, KT-XH và tất cả các lĩnh vực khác trên địa bàn…
Cùng với chuỗi các hoạt động văn hóa, nghệ thuật…, Festival NTTH sẽ quy tụ các chương trình, hoạt động truyền thống, như không gian trưng bày, thao diễn và giới thiệu các sản phẩm nghề và LNTT Huế của một số địa phương tiêu biểu trong cả nước và các thành phố quốc tế; lễ tế Tổ bách nghệ và Lễ rước tôn vinh nghề - nghi lễ tri ân và tôn vinh các giá trị nghề thủ công truyền thống Việt Nam, tôn vinh và ghi nhớ công lao của tiền nhân, vinh danh các làng nghề, các thế hệ nghệ nhân và một số chương trình hấp dẫn khác, góp phần tạo nên một kỳ festival mới lạ và đặc sắc. Huế đã làm và khẳng định thương hiệu Festival NTTH bằng một cách làm nghiêm túc và chuyên nghiệp với việc tổ chức một cuộc thi để sáng tạo Logo Festival NTTH, đăng ký bản quyền với Cục Sở hữu trí tuệ, tổ chức các cuộc thi để tìm ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ (TCMN), hàng lưu niệm đặc trưng từ logo festival...
Lễ hội áo dài tại Festival Nghề truyền thống Huế
Tôn vinh bàn tay người thợ, “hồi sinh” các ngành nghề truyền thống
Có thể khẳng định, các kỳ festival NTTH đã đưa nghề thủ công truyền thống Việt Nam ngày càng đến gần hơn với cuộc sống thường nhật, mang lại những tác động tích cực đến sự hồi sinh và phát triển của các LNTT. Để bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề và LNTT, thời gian qua, TP. Huế đã và đang ưu tiên phát triển nghề và làng nghề gắn với phát triển KT-XH, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế kết hợp dịch vụ văn hóa, du lịch. Trong đó, phát huy giá trị văn hóa, nâng cao giá trị sản phẩm gắn liền với phát triển dịch vụ du lịch, tập trung phát triển các sản phẩm OCOP, tiểu thủ công nghiệp gắn việc phát triển các ngành nghề nông thôn và làng nghề, đồng thời hỗ trợ đào tạo nghề cho các nghệ nhân nhằm tạo thêm các mẫu thiết kế sản phẩm đa dạng, mang tính nghệ thuật và thẩm mỹ cao, kết hợp sản xuất các sản phẩm quà tặng, lưu niệm phục vụ nhu cầu của du khách.
Hàng năm, thành phố tổ chức các cuộc thi thiết kế bao bì và mẫu mã hàng TCMN và đã thu hút sự tham gia của các nghệ nhân, nhà thiết kế, họa sĩ... xây dựng nhãn hiệu tập thể một số nghề và LNTT và nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm. Mặt khác, tổ chức các đoàn tham gia xúc tiến thương mại tại các tỉnh, thành trong cả nước và quốc tế; xây dựng hồ sơ đề nghị tỉnh công nhận một số NTT, LNTT Huế.
Sau mỗi kỳ festival, các nghề và LNTT được hồi sinh, phát triển, như: nghề pháp lam, chế tác nhà rường, may áo dài truyền thống, thêu tranh...; hình thành các điểm giới thiệu quảng bá NTT mới, nhiều điểm đến du lịch được Nhà nước và tư nhân đầu tư xây dựng. Không gian biểu diễn và không gian trưng bày sản phẩm nghề cũng từng bước được định hình, tạo nên một không gian tổ chức lễ hội mang tính ổn định, lâu dài; quy mô lễ hội thay đổi qua từng kỳ festival, từ quy mô giới thiệu một vài nghề đến nhiều nghề, phát triển từ quy mô cấp thành phố đến toàn quốc và từng bước mang tính quốc tế.
Cùng du khách thao diễn nghề gốm Bát Tràng tại Festival Nghề truyền thống Huế
Khẳng định và lan tỏa thương hiệu trên trường quốc tế
Với chủ trương tổ chức lễ hội để phục vụ các doanh nghiệp (DN), cơ sở làng nghề, người dân Huế và khách du lịch - chủ thể chính của Festival NTTH gắn với xây dựng hình ảnh Huế - điểm du lịch hấp dẫn, thân thiện và an toàn, tại các kỳ festival, TP. Huế luôn chú trọng xây dựng các chương trình theo hướng xã hội hóa, chú trọng tính hấp dẫn, cộng đồng, đáp ứng yêu cầu cao về nghệ thuật và trải đều liên tục trong suốt thời gian diễn ra.
Thông qua không gian tôn vinh nghệ nhân và làng nghề tại các kỳ festival, các DN, cơ sở nghề và làng nghề đã quảng bá hiệu quả thương hiệu kinh doanh. Từ đó, nhiều hợp đồng lớn được ký kết, nhiều DN và cơ sở nghề ngoài tỉnh đặt vấn đề xây dựng chi nhánh, cơ sở đại diện tại Huế để phục vụ người dân. Bên cạnh mục tiêu giới thiệu, quảng bá văn hóa của vùng đất Cố đô, Festival NTT Huế còn thể hiện trách nhiệm của chính quyền TP. Huế trong việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện để các làng nghề tiếp tục hồi sinh và phát triển.
Tỉnh, thành phố hướng đến đặt công nghiệp văn hóa - công nghiệp sáng tạo là một trong những trọng tâm phát triển nhưng vẫn đảm bảo giữ gìn giá trị, tinh hoa NTT. Qua Festival NTTH, mối quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các thành phố quốc tế kết nghĩa với Huế cũng được tăng cường, đóng góp vào việc gìn giữ và nâng cao vị thế của Cố đô Huế - Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.
Năm 2023 là năm kỷ niệm 30 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, 20 năm Nhã nhạc Cung đình Huế được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại. Vì vậy, Festival NTTH 2023 sẽ là điểm nhấn quan trọng trong chuỗi các hoạt động của Festival Huế 2023 do UBND tỉnh tổ chức.
Bài: Võ Lê Nhật, Chủ tịch UBND thành phố Huế
Ảnh:Đăng Tuyên