Công an TP. Hà Nội vừa ra thông báo về tình trạng lừa đảo khi tham gia mô hình kinh doanh Dropshipping khi mới đây,ấttiềntỷvìmónhờiDropshippingCáchđểvẫnthutiềnlờitránhbẫbang xep hang hang nhat vn một người đàn ông đã bị chiếm đoạt gần 10 tỷ đồng. Bên cạnh tính tiện lợi, người tham gia kinh doanh theo mô hình này có thể gặp rủi ro khó lường.
Hiểu một cách đơn giản, tham gia mô hình kinh doanh Dropshipping, bạn là người bán hàng. Bạn có quyền đăng sản phẩm của nhà cung cấp với giá tùy ý và marketing cho sản phẩm đó. Khi có khách mua, bạn trả tiền cho nhà cung cấp theo giá niêm yết, đơn hàng sẽ được chuyển thẳng từ nhà cung cấp tới khách hàng. Sau đó, bạn theo dõi đơn hàng và đợi nhận tiền COD (dịch vụ giao hàng thu tiền hộ).
Trong khi đó, kinh doanh theo mô hình truyền thống, người bán phải cần vốn, mặt bằng kinh doanh, kiến thức,... Kinh doanh online có phần “dễ chịu” hơn, người tham gia làm nhiều hưởng nhiều, tự chủ về thời gian, tự do về tài chính, người mua cũng dễ dàng tiếp cận sản phẩm của người bán
Mô hình kinh doanh Dropshipping tuy có nhiều tiện lợi nhưng cũng đồng nghĩa với việc xuất hiện nhiều rủi ro về tài chính bởi đây là môi trường kinh doanh qua mạng. Gần đây, liên tục xảy ra các vụ lừa đảo qua mô hình kinh doanh này.
Theo thông tin từ Công an TP. Hà Nội, anh X. (trú tại Hà Nội) nghe lời giới thiệu của bạn bè đã tham gia phân phối hàng tại một trang web. Theo quy định tại website, anh X. được đăng 100 sản phẩm, lợi nhuận 20% trên mỗi đơn hàng.
Ngày đầu tiên, anh X. bán được 1 đơn hàng và thu lợi nhuận như hứa hẹn. Anh liền mua gói quảng cáo tương đương 10 triệu đồng với cam kết bán được 8 đơn hàng/ngày. Các đối tượng giới thiệu anh X. nâng cấp cửa hàng với số tiền 12.000 USD để hưởng chính sách 20 ngày không phải nộp tiền đơn hàng và lợi nhuận 30% với mỗi đơn hàng.
Sau khi hết 20 ngày, anh X. rút tiền từ hệ thống thì được yêu cầu nộp 35% lợi nhuận, tương đương gần 1 tỷ đồng để rút được tiền. Nhận thấy dấu hiệu bất thường, anh X. không nộp tiền và đến cơ quan công an trình báo. Tổng số tiền anh X. bị chiếm đoạt là 9,7 tỷ đồng.
Theo Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP. Hà Nội, có nạn nhân bị lừa lên đến 12 tỷ đồng khi làm trung gian bán hàng cho mô hình này.
Chị H. - một nạn nhân kể rằng, chị được một đối tượng giới thiệu bán hàng online và họ khoe lãi 80 triệu đồng sau khi bán được 2 chiếc đồng hồ qua một ứng dụng. Thấy lợi nhuận lớn, chị H. đã tải ứng dụng này để kinh doanh.
Khi khách hàng đặt hàng, chị H. phải gửi lệnh thanh toán bằng USD trên ứng dụng và quy đổi thành tiền Việt Nam để chuyển cho các đối tượng.
Sau khi khách hàng nhận được tiền, chị H. sẽ nhận lại được tiền gốc và 18% tiền lãi. Đơn hàng đầu tiên, chị nhận được đầy đủ tiền hàng và lãi.
Sau đó, chị tiếp tục đặt 46 đơn hàng, rút được tiền của một số đơn hàng. Khi số tiền nạp mua đơn hàng là 12 tỷ đồng, các đối tượng đã chặn liên lạc với chị H. và không cho rút tiền. Lúc này, chị H. mới biết mình bị lừa và đến cơ quan công an trình báo.
Trên các diễn đàn mạng về mô hình Dropshipping, tài khoản có tên Huy Dao chia sẻ, đây là mô hình bán trước, mua sau. Người tham gia kinh doanh sẽ marketing cho sản phẩm trước, khi khách hàng tiếp cận và mua sản phẩm, bạn mới đặt hàng với nhà sản xuất.
Đặc biệt, sản phẩm sẽ được chuyển thẳng tới người mua mà không qua trung gian. Tuy nhiên, hạn chế đối với mô hình kinh doanh Dropshipping là yêu cầu số vốn lớn để làm marketing sản phẩm.
Có cầu ắt có cung, khi nhu cầu về làm marketing cao, nhiều đối tượng coi đây là "miếng bánh" béo bở để lừa đảo. Chúng sẽ chào mời người bán những gói marketing không có thật, như là đảm bảo sau khi marketing sẽ bán được 8-10 đơn hàng/ngày.
Với đặc thù là buôn bán gián tiếp qua mạng, các đối tượng còn tung ra nhiều trang web giả mạo sản phẩm để lừa nhận cọc sản phẩm của người bán với mục đích chiếm đoạt.
Chia sẻ với VietNamNet, chuyên gia marketing Tuấn Hà (Chủ tịch Vinalink Media), cho biết, lừa đảo qua Dropshipping là một hiện tượng rất phổ biến và tinh vi ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Đối tượng sẽ lấy một nick ảo với giao diện bắt mắt (thường là hình ảnh trai xinh, gái đẹp) để thu hút, qua một thời gian sẽ tương tác thân thiết hơn rồi bắt đầu mời chào công việc.
Để tham gia kinh doanh qua mô hình Dropshipping, vị chuyên gia lưu ý, người dùng nên tìm review về trang đó trên các nền tảng mạng xã hội, tránh những trang web có gắn scam (lừa đảo), kiểm tra tên miền và xem kênh đó đăng ký chính chủ hay không.
"Nên làm cho một số công ty uy tín như Shoppe, Lazada, Alibaba,... thay vì những trang không rõ nguồn gốc", ông Tuấn Hà khuyến cáo.
Đặc biệt, người dùng không nên làm trên những trang thường mời chào nạp tiền vào. Ví dụ, đối tượng sẽ yêu cầu mình nạp từ 1.000 USD để lấy uy tín, qua đó sẽ nhận lại 5.000 USD. Người dùng nên cẩn trọng những lời mời chào về chạy quảng cáo để bán kiếm lời hoặc đặt cọc đơn hàng, vì rất dễ bị các đối tượng xấu chiếm đoạt và chặn liên lạc.
"Cho nên thứ nhất là những trang không uy tín thì đừng bao giờ "chơi". Thứ hai là đừng bao giờ nạp tiền vào, chỉ có rút tiền ra thôi, nguyên tắc là như vậy", vị chuyên gia nhấn mạnh.