【thứ hạng của câu lạc bộ bóng đá puebla】Dấu ấn từ cuộc di dân lịch sử
Những ngày mới no ấm đã thực sự về với các bản TĐC của Thủy diện Sơn la |
Từ chinh phục lòng sông đến chinh phục lòng người…
Tại Hội nghị tổng kết di dân TĐC Thủy điện Sơn La được tổ chức mới đây,ấuấntừcuộcdidânlịchsửthứ hạng của câu lạc bộ bóng đá puebla ông Hà Chung - nguyên Bí thư Huyện ủy Mường La - Trưởng ban chỉ đạo di dân TĐC huyện thời kỳ 2003-2004 - chia sẻ: Ngày đầu di dân thật khó vì phải nói sao để người dân chấp nhận rời quê hương gắn bó hàng ngàn đời. Hàng trăm cán bộ của tỉnh, huyện được tăng cường về các xã tuyên truyền, vận động và hướng dẫn bà con di chuyển. Hàng nghìn nhân công, hàng trăm thanh niên tình nguyện và bộ đội, công an đã được huy động về các bản giúp dân. Nói như ông Lò Ngọc Ón, Phó trưởng Ban Quản lý Dự án di dân TĐC Thủy điện Sơn La tỉnh Sơn La: “Chinh phục lòng sông đã khó, chinh phục lòng người càng khó hơn”.
Khó là vậy, nhưng với tinh thần “Tất cả vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc”, Tỉnh ủy Sơn La đã thành lập Ban Chỉ đạo di dân TĐC từ tỉnh đến cơ sở nhằm huy động sự vào cuộc của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Công tác tuyên truyền, vận động đã được cụ thể ở từng cấp, từng ngành, từng đoàn thể chính trị - xã hội; đồng thời tăng cường các cán bộ có trình độ, kinh nghiệm, uy tín, am hiểu phong tục tập quán và tình hình địa phương để về các bản “cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc’’ với bà con.
Với hướng đi trên cùng nhiều giải pháp đồng bộ, Sơn La đã di chuyển an toàn tuyệt đối 12.584 hộ dân, đáp ứng được tiến độ, góp phần quan trọng vào việc khánh thành Nhà máy Thủy điện Sơn La sớm 3 năm so với kế hoạch, đem lại lợi ích to lớn cho đất nước.
An cư lạc nghiệp trên quê hương mới
Cuộc di dân tái đinh cư ở Thủy điện Sơn La có số hộ di chuyển lớn chưa từng có trong lịch sử, hệ thống kết cấu hạ tầng chưa được đầu tư trước; công tác quy hoạch các khu, điểm TĐC được tiến hành đồng thời với công tác bố trí dân đến TĐC. Tuy nhiên, với mục tiêu “phải tạo được các điều kiện để đồng bào TĐC sớm ổn định chỗ ở và đời sống, làm sao để nơi ở mới phải tốt hơn nơi ở cũ”, tỉnh Sơn La đã tập trung chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, tổ chức đoàn thể nơi tiếp nhận dân TĐC, vận động nhân dân nơi sở tại nhường đất, nhường nguồn nước và giúp đỡ các hộ TĐC dựng lại nhà để ổn định chỗ ở; đồng thời tiến hành đẩy nhanh tiến độ thu hồi đất và tổ chức giao đất cho các hộ dân TĐC phát triển sản xuất.
Từ những nỗ lực này, đến nay Sơn La đã hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho 11.648 hộ gia đình; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất cho 10.128 hộ; duyệt, thanh toán tiền đền bù và hỗ trợ cho 12.584 hộ TĐC và 15.985 hộ dân sở tại. Trên quê hương mới, đồng bào TĐC đã dần ổn định cuộc sống với các hoạt động sản xuất đang bắt đầu cho hiệu quả kinh tế cao như: Trồng chè, trồng cải lấy dầu, phát triển chăn nuôi đại gia súc, xây dựng các mô hình nuôi cá lồng, cá tầm trên lòng hồ thủy điện; phát triển các ngành nghề dịch vụ…
Hiện, Sơn La vẫn còn 19/276 điểm TĐC chưa ổn định, bà con vẫn còn chật vật lo miếng cơm manh áo hàng ngày. Tuy nhiên, với 169 điểm TĐC đã ổn định và có cơ hội phát triển…, có thể nói, những ngày mới no ấm đã thực sự về với các bản TĐC của Thủy điện Sơn La…
Thu nhập bình quân tại các điểm TĐC vùng lòng hồ Thủy điện Sơn La năm 2005 là 0,34 triệu đồng/người/tháng, đến nay đã đạt 1,28 triệu đồng/người/tháng; tỷ lệ hộ nghèo từ 42,71% giảm xuống còn 18,13%; 99% người dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia; 100% trẻ em đến tuổi đi học đều được đến trường. |