【ti so seria】Tổng thống Ukraine đặt hy vọng vào chuyến thăm Mỹ

tong thong ukraine dat hy vong vao chuyen tham my

Tổng thống Ukraine Petr Poroshenko trong chuyến thăm Mỹ.

TheổngthốngUkraineđặthyvọngvàochuyếnthămMỹti so seriao thông báo của Văn phòng Báo chí Tổng thống, ông Poroshenko sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân tại Washington dự kiến diễn ra trong hai ngày 1 và 2-4, và sẽ gặp gỡ giới lãnh đạo Mỹ, song chưa biết cụ thể là người nào. Trùng thời điểm diễn ra chuyến thăm, ngày 30-3, Quốc hội Mỹ sẽ tổ chức một cuộc thảo luận về vấn đề Ukraine.

Giới phân tích dự đoán sẽ có 3 vấn đề được đưa ra thảo luận trong cuộc hội đàm song phương lần này, đó là khả năng Ukraine có thể nhận được các đợt giải ngân tín dụng từ IMF, thoả thuận Minsk và Chính phủ Ukraine.

Tổng thống Poroshenko đã bày tỏ hy vọng rằng trước chuyến đi Mỹ, Ukraine kịp thành lập Chính phủ mới và Nội các dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Arsenyi Yatsenyuk sẽ từ nhiệm vào ngày 29-3. Nhưng kế hoạch này đã thất bại khi lãnh đạo đảng của Tổng thống trong Quốc hội Yury Lutshenko tuyên bố việc bỏ phiếu cho vị trí Thủ tướng chỉ có thể diễn ra vào ngày 31-3. Các đại biểu thuộc đảng “Mặt trận Dân tộc” của Yatsenyuk muốn cuộc bỏ phiếu Chính phủ mới diễn ra vào ngày 5-4.

Ngay từ đầu cuộc khủng hoảng Chính phủ Ukraine, Mỹ nhấn mạnh rằng Chính phủ Ukraine cần phải được thành lập sớm nhất có thể, còn Đại sứ Mỹ ở Ukraine Jeffrey Payette tuyên bố ủng hộ một chính phủ kỹ trị. Theo các chuyên gia Ukraine và giới truyền thông, Mỹ ủng hộ Bộ trưởng Tài chính Ukraine Natalia Yaresko (vốn là một công dân Mỹ) giữ vị trí Thủ tướng Ukraine. Vào cuối năm ngoái, bà Yaresko đã đạt được thoả thuận với các chủ nợ quốc tế về phương án giải quyết nợ của Ukraine. Tuy nhiên, các đại diện của đảng Khối Poroshenko đã tuyên bố chính thức đề cử Chủ tịch Quốc hội đương nhiệm, ông Vladimir Groisman, vào vị trí Thủ tướng.

Theo chuyên gia về Ukraine thuộc Trung tâm nghiên cứu chính sách quốc tế Anatoly Oktisiuk, Thủ tướng Yatsenyuk đang cố tình làm chậm trễ việc Chính phủ từ chức, làm hỏng kế hoạch trong chuyến đi Mỹ của Tổng thống Poroshenko. Nếu ông Poroshenko giải thích được lý do chậm trễ, Mỹ có thể ủng hộ ứng cử viên Groisman. Nhưng nếu Mỹ tiếp tục nhấn mạnh sự ủng hộ ứng cử viên Yaresko thì Poroshenko lại trở về Kiev với một phương án thay thế Chính phủ khác.

Trong khi đó, việc Mỹ và IMF có hỗ trợ tài chính cho Ukraine hay không phụ thuộc vào sự hình thành một Chính phủ mới. Theo Tổng thống Poroshenko, việc thành lập Chính phủ mới có thể giúp Ukraine nhận được các khoản tín dụng lên tới 1 tỷ USD từ Mỹ và được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) giải ngân 3 tỷ USD. Tháng 3-2015, IMF đã thông qua chương trình cung cấp tín dụng cho Ukraine với số tiền lên tới 17,5 tỷ USD trong khoảng thời gian 4 năm. Ukraine đã nhận được đợt giải ngân đầu tiên theo chương trình mới với số tiền 5 tỷ USD vào ngày 13-3-2015, đợt thứ hai là 1,7 tỷ USD vào ngày 4-8-2015. Đợt giải ngân thứ ba với 1,7 tỷ USD nữa sẽ nâng số tiền mà Ukraine có thể nhận được lên tới 2,7 tỷ USD, trong đó 1 tỷ USD dưới dạng đảm bảo của Chính phủ Mỹ.

Trong một cuộc họp báo thường kỳ, Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại IMF William Murray cho biết quỹ này không dự định sẽ ngừng mối quan hệ với Ukraine nhưng vẫn đang chờ đợi sự chắc chắn và ổn định của một Chính phủ mới, cũng như việc tiến hành các chương trình cải cách ở nước này.

Trong hai năm gần đây, Ukraine là 1 trong 5 nước ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Không một quốc gia nào khác, ngoài Syria, nhận được sự quan tâm từ Tổng thống Mỹ Barack Obama như Ukraine. Tuy vậy, phương Tây bắt đầu mất đi sự kiên nhẫn với chính quyền Ukraine, dù các mối đe dọa thường xuyên từ chiến sự ở Donbass, không cho phép các đối tác phương Tây “từ bỏ” Ukraine.

Dù chưa rõ chuyến thăm này của Tổng thống Poroshenko có giải quyết được vấn đề nào hay không, song Ukraine vẫn hoàn toàn có thể đặt hy vọng vào chuyến thăm này, bởi trong chuyến thăm Moscow hồi tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã khẳng định Washington sẽ không bỏ rơi Ukraine.